Mô hình đồng giảng dạy tại khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên

Bài viết này trình bày mô hình dạy học đồng giảng dạy (co-teaching) đang ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Thông qua tổng hợp những nghiên cứu, bài viết sẽ trình bày cơ sở lí luận về mô hình dạy học đồng giảng dạy, phân tích những lợi ích cũng như những điểm cần lưu ý khi sử dụng phương thức này, từ đó đề xuất cân nhắc ứng dụng trong bối cảnh dạy học của Việt Nam, đặc biệt là tại các cơ sở đào tạo đại học. | Nguyễn Thị Bích Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 117 - 122 MÔ HÌNH ĐỒNG GIẢNG DẠY TẠI KHOA NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Nguyễn Thị Bích Ngọc*, Nguyễn Thị Minh Loan, Phí Thị Mùi Khoa Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bài viết này trình bày mô hình dạy học đồng giảng dạy (co-teaching) đang ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Thông qua tổng hợp những nghiên cứu, bài viết sẽ trình bày cơ sở lí luận về mô hình dạy học đồng giảng dạy, phân tích những lợi ích cũng như những điểm cần lưu ý khi sử dụng phương thức này, từ đó đề xuất cân nhắc ứng dụng trong bối cảnh dạy học của Việt Nam, đặc biệt là tại các cơ sở đào tạo đại học. Bài viết cũng trình bày thử nghiệm thực tế mô hình trên tại Khoa Ngoại ngữ- Đại học Thái Nguyên bao gồm các bước tiến hành và bước đầu đánh giá về tính hiệu quả của mô hình này. Từ khóa: đồng giảng dạy, mô hình giảng dạy, lên kế hoạch, đánh giá, hợp tác GIỚI THIỆU * Mô hình đồng giảng dạy từ lâu đã được quan tâm và đưa vào thực tiễn giảng dạy trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh giáo dục đặc biệt (giáo dục chuyên biệt cho các đối tượng có nhu cầu đặc biệt như người khuyết tật). Đồng giảng dạy không phải là một khái niệm mới. Tuy nhiên, nó sẽ luôn là mới trong một bối cảnh mới, với những nhu cầu học tập cụ thể. Bài nghiên cứu này tập trung giới thiệu mô hình đồng giảng dạy kiểu tương tác giữa giáo viên Việt Nam và giáo viên Mỹ, trong một khóa học cụ thể về giao tiếp liên văn hóa tại một trường đại học Việt Nam. Mô hình được coi là có hiệu quả, do sự bổ trợ lẫn nhau về mặt kiến thức văn hóa, phong cách giảng dạy và làm việc giữa các giáo viên. Mô hình có tính mới do chưa có tiền lệ nghiên cứu trong bối cảnh nhấn mạnh vào các yếu tố văn hóa với đối tác đồng giảng đến từ các nền văn hóa khác nhau. CƠ SỞ LÝ LUẬN Đồng giảng dạy là gì? Có nhiều định nghĩa về đồng giảng dạy đã được đưa ra. Beuwens và Hourcade (1995) [1] đã định nghĩa đồng giảng dạy là “tái cấu trúc các quy trình giảng dạy trong đó hai hay nhiều nhà giáo dục

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.