Phân loại 2 chủng vi nấm phân lập tại Viện 69 và xác định khả năng phân giải một số cơ chất sinh học của chúng

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu định danh 2 chủng vi nấm bằng phương pháp hình thái và giải trình tự gen đoạn ITS rDNA, đồng thời xác định khả năng phân giải các cơ chất collagen, gelatin, cellulo của chúng. Các phương pháp thực hiện bao gồm: Nghiên cứu thực nghiệm, mô tả, so sánh các dữ liệu thu thập được với dữ liệu khóa phân loại và dữ liệu genbank. Nghiên cứu được tiến hành trên 2 chủng vi nấm phân lập được ở Viện 69. | Khoa học Y - Dược Phân loại 2 chủng vi nấm phân lập tại Viện 69 và xác định khả năng phân giải một số cơ chất sinh học của chúng Phùng Công Thưởng*, Nguyễn Văn Bắc, Nguyễn Cao Vũ Viện 69 Ngày nhận bài 11/10/2018; ngày chuyển phản biện 16/10/2018; ngày nhận phản biện 23/11/2018; ngày chấp nhận đăng 27/11/2018 Tóm tắt: Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu định danh 2 chủng vi nấm bằng phương pháp hình thái và giải trình tự gen đoạn ITS rDNA, đồng thời xác định khả năng phân giải các cơ chất collagen, gelatin, cellulo của chúng. Các phương pháp thực hiện bao gồm: nghiên cứu thực nghiệm, mô tả, so sánh các dữ liệu thu thập được với dữ liệu khóa phân loại và dữ liệu genbank. Nghiên cứu được tiến hành trên 2 chủng vi nấm phân lập được ở Viện 69. Kết quả cho thấy, chủng ĐTĐL-032 thuộc về loài Aspergillus versicolor và chủng ĐTĐL-207 thuộc về loài Aspergillus sydowi. Đây là 2 loài vi nấm cùng nhóm (Aspergillus versicolor group), chúng có các đặc điểm hình thái khá giống nhau và gần gũi nhau về mặt di truyền. Chủng vi nấm ĐTĐL-032 có khả năng phân hủy cơ chất collagen và gelatin, chủng ĐTĐL-207 có khả năng phân hủy 3 cơ chất collagen, gelatin, cellulo. Từ khóa: cellulo, collagen, gelatin, hình thái, ITS, vi nấm. Chỉ số phân loại: Đặt vấn đề Nghiên cứu về vi nấm, trước hết cần phân loại (định danh) các chủng thu thập được. Định danh vi nấm hiện nay có nhiều phương pháp, trong đó hình thái là phương pháp truyền thống, cơ bản và tới nay vẫn là phương pháp chính để phân loại vi nấm ở các labo trong và ngoài nước. Phương pháp này dựa vào các đặc điểm hình thái đại thể, vi thể, siêu vi thể và căn cứ vào các khóa phân loại để định danh tên chi, loài vi nấm. Phương pháp sinh học phân tử dựa vào các kỹ thuật PCR, giải trình tự gen. để định danh vi nấm. Trong giải trình tự gen rDNA, một số cặp mồi (ITS1, ITS2, NL1, NL4.) thường được sử dụng để có được trình tự gen đích cho phân tích, định danh loài. Hiện nay, việc kết hợp nhiều phương pháp trong định danh xác định loài vi nấm

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.