Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện bảo quản lạnh bằng công nghệ Hyokan đến chất lượng và giảm tổn thất sau thu hoạch của quả cam được tiến hành trên thực nghiệm bảo quản cam Valencia 2 tại phòng thí nghiệm thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng. Quả cam được thu hoạch với độ chín vỏ quả 80%. Sau khi sơ chế được bảo quản bằng hai công thức (CT): (1) Đối chứng (ĐC) được bảo quản bằng tủ lạnh Sanky nhiệt độ 2-4oC; (2) bảo quản lạnh bằng công nghệ Hyokan ở nhiệt độ 2oC, điện thế V. | Khoa học Nông nghiệp Ảnh hưởng của điều kiện bảo quản lạnh bằng công nghệ Hyokan đến chất lượng quả cam Đoàn Thị Bắc1, Lê Tất Khương1, Kouichi Omura2, Lê Thị Minh Hằng2, Đào Văn Minh1, Tạ Thu Hằng1* Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam 2 Công ty O’s & Tec Co., Ltd, Nhật Bản 1 Ngày nhận bài 24/8/2018; ngày chuyển phản biện 28/8/2018; ngày nhận phản biện 26/9/2018; ngày chấp nhận đăng 2/10/2018 Tóm tắt: Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện bảo quản lạnh bằng công nghệ Hyokan đến chất lượng và giảm tổn thất sau thu hoạch của quả cam được tiến hành trên thực nghiệm bảo quản cam Valencia 2 tại phòng thí nghiệm thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng. Quả cam được thu hoạch với độ chín vỏ quả 80%. Sau khi sơ chế được bảo quản bằng hai công thức (CT): (1) Đối chứng (ĐC) được bảo quản bằng tủ lạnh Sanky nhiệt độ 2-4oC; (2) Bảo quản lạnh bằng công nghệ Hyokan ở nhiệt độ 2oC, điện thế V. Qua 4 tháng, quả cam được bảo quản bằng tủ lạnh thường có sự suy giảm chất lượng nhanh, đặc biệt là sự suy giảm khối lượng và chất lượng cảm quan. Quả cam được bảo quản bằng công nghệ Hyokan hạn chế hao hụt khối lượng, giữ được độ tươi, hương vị, màu sắc vỏ quả và chất lượng dinh dưỡng tốt. Vì vậy, công nghệ Hyokan được coi là công nghệ mới đầy triển vọng trong việc bảo quản lâu dài quả cam. Từ khóa: bảo quản lạnh, công nghệ Hyokan, quả cam, Valencia 2. Chỉ số phân loại: Đặt vấn đề quả trong suốt thời gian bảo quản. Cam, quýt, chanh, bưởi là cây ăn quả có múi chủ lực của nước ta, có lịch sử phát triển lâu đời và được trồng trên khắp các vùng sinh thái của cả nước. Trong nhiều thập kỷ qua, quả có múi luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực và nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng rất lớn. Cây có múi là loại cây có giá trị dinh dưỡng cao, thịt quả có chứa hàm lượng carbonhydrat, protein và chất béo thay đổi từ 4,608,50; 5,80-7,90 và 2,50-9,50 g, các acid hữu cơ từ 0,4-1,2% và trong đó có nhiều acid có hoạt tính sinh học cao