Bài viết hướng đến việc cung cấp một cách hiểu về chủ nghĩa siêu thực trong mối liên hệ với nghệ thuật ý niệm, chủ nghĩa tượng trưng và trong mối quan hệ giữa tạo tác và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật. Bài viết cũng phân biệt chủ nghĩa siêu thực và chủ nghĩa tượng trưng trong thơ, từ đó xác lập một cách nghĩ mới về thơ siêu thực. | Khoa học Xã hội và Nhân văn Một cách hiểu về chủ nghĩa siêu thực trong thơ hiện đại Đinh Minh Hằng* Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Ngày nhận bài 27/2/2018; ngày chuyển phản biện 14/3/2018; ngày nhận phản biện 20/6/2018; ngày chấp nhận đăng 28/6/2018 Tóm tắt: Bài viết hướng đến việc cung cấp một cách hiểu về chủ nghĩa siêu thực trong mối liên hệ với nghệ thuật ý niệm, chủ nghĩa tượng trưng và trong mối quan hệ giữa tạo tác và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật. Thông qua việc phân tích quan điểm về siêu thực của Tristan Tzara1, thực hành nghệ thuật của Marcel Duchamp2 và một số tác phẩm hội họa siêu thực của René Magritte3, bài viết làm rõ những vấn đề về siêu thực như: ý niệm trong siêu thực, ý nghĩa của tác phẩm siêu thực, sức sống của một tác phẩm siêu thực Bài viết cũng phân biệt chủ nghĩa siêu thực và chủ nghĩa tượng trưng trong thơ, từ đó xác lập một cách nghĩ mới về thơ siêu thực. Từ khóa: chủ nghĩa siêu thực, lý thuyết hiện đại, thơ hiện đại, thơ siêu thực. Chỉ số phân loại: Mở đầu Nằm trong dòng chảy của thơ ca thế giới, thơ Việt Nam hiện đại đương nhiên chịu sự ảnh hưởng từ các trường phái/ quan niệm nghệ thuật của phương Tây. Để khám phá thơ Việt Nam hiện đại, chúng tôi cho rằng cần bắt đầu bằng việc nghiên cứu những lý thuyết có vai trò tiếp sức cho thơ ca phát triển và góp phần đổi mới văn học nghệ thuật phương Tây. Trong đó, chủ nghĩa siêu thực (Surrealism) cần được nhìn nhận như một trong những lý thuyết quan trọng bên cạnh chủ nghĩa tượng trưng trong tiến trình cách tân thơ hiện đại Việt Nam từ năm 1930 nhằm thay đổi những quan niệm truyền thống về thơ nói riêng và nghệ thuật nói chung. Nội dung nghiên cứu Nhiều bài thơ hiện đại Việt Nam là những thách thức với người tiếp nhận và người nghiên cứu bởi sự khác lạ và đột phá trong nội dung và phương thức biểu hiện cũng như ở những kết hợp vượt ra khỏi những dòng mạch quen thuộc của ý thức thơ. Do đó, dù những nhà thơ như Lê Đạt4 đã quan niệm làm thơ là “làm chữ”, đường thơ là “đường chữ”, hay Dương