Đề tài được thực hiện nhằm tim hiểu về phân bố địa lý của họ Tắc kè Gekkonidae ở miền Bắc Việt Nam: Vai trò của sông Hồng là biên giới tự nhiên. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự phân tách rõ ràng về mặt di truyền giữa các quần thể của hai giống này tại các vùng phân bố khác nhau ở miền Bắc Việt Nam, chứng tỏ còn có nhiều loài ẩn sinh (cryptic species) chưa được mô tả của hai nhóm này. | Khoa học Tự nhiên Phân bố địa lý của họ Tắc kè Gekkonidae ở miền Bắc Việt Nam: Vai trò của sông Hồng là biên giới tự nhiên Lê Đức Minh1*, Nguyễn Quảng Trường2, Nguyễn Thị Hồng Vân1, Ngô Thị Hạnh1 1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Ngày nhận bài 28/8/2018; ngày chuyển phản biện 30/8/2018; ngày nhận phản biện 28/9/2018; ngày chấp nhận đăng 8/10/2018 Tóm tắt: Miền Bắc Việt Nam, vùng địa lý nằm ở phía Bắc của sông Lam thuộc tỉnh Nghệ An, là nơi có nhiều loài mới thuộc họ Tắc kè (Gekkonidae) được mô tả trong những năm gần đây. Tuy nhiên, có nhiều vùng trong khu vực này chưa được nghiên cứu chi tiết như các dãy núi đá vôi ở vùng giáp với biên giới Trung Quốc và Lào thuộc các tỉnh Hà Giang, Lai Châu và Sơn La. Để nghiên cứu mức độ đa dạng của các loài Tắc kè và quá trình tiến hóa của chúng ở miền Bắc Việt Nam, các tác giả đã tiến hành giải trình tự gen ty thể NADH dehydrogenase subunit 2 (ND2) cho các nhánh tiến hóa khác nhau thuộc nhóm loài “Gekko palmatus” và giống Hemiphyllodactylus trong họ Gekkonidae. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự phân tách rõ ràng về mặt di truyền giữa các quần thể của hai giống này tại các vùng phân bố khác nhau ở miền Bắc Việt Nam, chứng tỏ còn có nhiều loài ẩn sinh (cryptic species) chưa được mô tả của hai nhóm này. Ngoài ra, các phân tích dựa trên cây phát sinh loài bước đầu cho thấy sông Hồng có thể có vai trò quan trọng trong việc ngăn cản quá trình trao đổi di truyền giữa các quần thể và loài thuộc giống Hemiphyllodactylus nằm ở vùng phía Đông và Tây của sông Hồng. Tuy nhiên, sông Hồng lại không có vai trò là ranh giới tự nhiên với các nhánh di truyền và loài thuộc nhóm Gekko palmatus vì các quần thể và loài thuộc nhóm này không có sự phân tách rõ ràng giữa vùng phía Đông và Tây của sông Hồng. Như vậy, sông Hồng có thể không phải là biên giới tự nhiên đối với tất cả các loài ở khu vực phía Bắc của Việt Nam. Từ khóa: .