Bồi thường thiệt hại trong pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Được phát triển từ chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – một trong những chế định pháp lý khởi nguồn và nền tảng của pháp luật dân sự, yêu cầu bồi thường thiệt hại do hàng hóa khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng được ghi nhận trong pháp luật của nhiều quốc gia với nhiều điểm khác biệt, thay đổi cho phù hợp với đặc thù của ngành luật mới mẻ này. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 2 (2013) 44-49 TRAO ĐỔI Bồi thường thiệt hại trong pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Nguyễn Trọng Điệp* Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 16 tháng 4 năm 2013 Chỉnh sửa ngày 10 tháng 5 năm 2013; chấp nhận đăng ngày 18 tháng 6 năm 2013 Tóm tắt: Là quyền năng thứ 6 trong 8 quyền năng của người tiêu dùng được ghi nhận theo diễn giải của Consumers International về Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người tiêu dùng ban hành năm 1985, sửa đổi năm 1999, quyền khiếu nại và yêu cầu bồi thường là thứ quyền năng đặc biệt và sau cùng để bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Được phát triển từ chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – một trong những chế định pháp lý khởi nguồn và nền tảng của pháp luật dân sự, yêu cầu bồi thường thiệt hại do hàng hóa khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng được ghi nhận trong pháp luật của nhiều quốc gia với nhiều điểm khác biệt, thay đổi cho phù hợp với đặc thù của ngành luật mới mẻ này. Ở Việt Nam, pháp luật hiện hành đã đề cập và bước đầu điều chỉnh nội dung này, tuy nhiên trong quá trình áp dụng vào thực tiễn còn nhiều điều đáng bàn. Năm 2010, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thông qua, thay thế Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 được coi là những bước tiến mạnh mẽ nhằm tiến gần hơn thông lệ*quốc tế trong giải quyết tranh chấp tiêu dùng. Bản thân quá trình xây dựng Luật BVQLNTD cũng được nhiều học giả có tiếng đưa ra mổ xẻ, phân tích trên cơ sở xem xét liệu quá trình tiếp thu các kinh nghiệm từ nước ngoài liệu có phát huy được vào thực tiễn của Việt Nam, trong đó, một trong những nội dung trọng tâm được đề cập là trách nhiệm bồi thường của thương nhân khi để xảy ra thiệt hại. Sau gần ba năm thi hành Luật, tới nay, Chính phủ đã ban hành được ba văn bản hướng dẫn gồm Nghị định số 99/2011/NĐ-CP [1], Nghị định số 19/2012/NĐ-CP [2] và Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg [3]. Tuy nhiên, do tính chất

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
8    79    2    28-04-2024
27    164    2    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.