Quá trình tái pháp điển hóa và mô hình cấu trúc Bộ luật Dân sự tại một số quốc gia đang chuyển đổi và kinh nghiệm cho Việt Nam

Với mong muốn tái pháp điển Bộ luật dân sự nhằm đáp ứng yêu cầu hiện tại, cũng như đặt tiền đề cho việc cải cách sâu rộng pháp luật dân sự Việt Nam. Từ khía cạnh luật so sánh, Việt Nam có bối cảnh pháp điển hóa tương tự như một số quốc gia đang chuyển đổi khác, do đó bài viết tập trung nghiên cứu quá trình tái pháp điển hóa và mô hình cấu trúc Bộ luật dân sự của Trung Quốc và Hungary và đưa ra một số khuyến nghị có thể áp dụng cho Việt Nam. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 3 (2013) 12-23 Quá trình tái pháp điển hóa và mô hình cấu trúc Bộ luật Dân sự tại một số quốc gia đang chuyển đổi và kinh nghiệm cho Việt Nam Bùi Thị Thanh Hằng*, Đỗ Giang Nam Khoa Luật, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 01 tháng 5 năm 2013 Chỉnh sửa ngày 30 tháng 6 năm 2013; Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 8 năm 2013 Tóm tắt: Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam đã thành lập Ban soạn thảo sửa đổi Bộ luật dân sự 2005, với mong muốn tái pháp điển Bộ luật dân sự nhằm đáp ứng yêu cầu hiện tại, cũng như đặt tiền đề cho việc cải cách sâu rộng pháp luật dân sự Việt Nam. Từ khía cạnh luật so sánh, Việt Nam có bối cảnh pháp điển hóa tương tự như một số quốc gia đang chuyển đổi khác, do đó bài viết tập trung nghiên cứu quá trình tái pháp điển hóa và mô hình cấu trúc Bộ luật dân sự của Trung Quốc và Hungary và đưa ra một số khuyến nghị có thể áp dụng cho Việt Nam. Từ khóa: Tái pháp điển hóa; Cấu trúc Bộ luật dân sự; Quốc gia đang chuyển đổi. Ngày 17/01/2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 439/NQUBTVQH13 thành lập Ban soạn thảo Bộ luật dân sự (BLDS) (sửa đổi) năm 2005. Tại phiên họp đầu tiên, Ban soạn thảo đã thống nhất quan điểm “xây dựng BLDS sửa đổi nhằm đảm bảo BLDS đóng vai trò là nền tảng pháp lý cơ bản (luật chung) của hệ thống luật tư, có tính khái quát và tính dự báo để một mặt đảm bảo tính ổn định của Bộ luật.*Mặt khác, đáp ứng được sự phát triển thường xuyên, liên tục của các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật và các văn bản pháp luật khác. Đồng thời, đảm bảo BLDS là luật của quan hệ thị trường” [1]. Như vậy, có thể nói chủ đích cơ bản nhất của quá trình sửa đổi BLDS 2005 trong giai đoạn này là hướng tới một BLDS hoàn hảo hơn làm nền tảng pháp lý cho sự vận hành và phát triển của nền kinh tế thị trường và xã hội dân sự Việt Nam. Trên cơ sở phân tích quá trình xây dựng BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005, chúng tôi cho rằng, chủ đích này không .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
16    65    2    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.