Theo Quy chế Rôm, ICC không chỉ ràng buộc và có mối liên hệ với các quốc gia thành viên, mà trong những trường hợp nhất định, còn có mối liên hệ và ràng buộc đối với cả các quốc gia không thành viên của Quy chế Rôm. Chính vì vậy việc nghiên cứu mối quan hệ giữa ICC với các quốc gia không thành viên sẽ góp phần thúc đẩy các quốc gia này trong tiến trình xem xét, gia nhập Quy chế Rôm, để các quốc gia thay vì bị động chịu sự ràng buộc về thẩm quyền của ICC, sẽ chủ động thực hiện thẩm quyền và hợp tác với ICC. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 3 (2013) 39-44 Mối quan hệ giữa tòa án hình sự quốc tế (ICC) và các quốc gia không thành viên Nguyễn Thị Xuân Sơn* Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 01 tháng 7 năm 2013 Chỉnh sửa ngày 30 tháng 7 năm 2013; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 8 năm 2013 Tóm tắt: Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) được hình thành trên cơ sở Quy chế Rôm - một trong những điều ước quốc tế đa phương có sự tham gia rộng rãi nhất của các quốc gia trong cộng động quốc tế. Theo Quy chế Rôm, ICC không chỉ ràng buộc và có mối liên hệ với các quốc gia thành viên, mà trong những trường hợp nhất định, còn có mối liên hệ và ràng buộc đối với cả các quốc gia không thành viên của Quy chế Rôm. Chính vì vậy việc nghiên cứu mối quan hệ giữa ICC với các quốc gia không thành viên sẽ góp phần thúc đẩy các quốc gia này trong tiến trình xem xét, gia nhập Quy chế Rôm, để các quốc gia thay vì bị động chịu sự ràng buộc về thẩm quyền của ICC, sẽ chủ động thực hiện thẩm quyền và hợp tác với ICC. Từ khóa: Tòa án Hình sự quốc tế; Quy chế Rôm; Điều ước đa phương; Các quốc gia thành viên; Các quốc gia không thành viên; Gia nhập, thẩm quyền. Ngày 17/07/1998, 120 quốc gia đã bỏ phiếu thông qua Quy chế Rôm về Tòa án Hình sự quốc tế (International Criminal CourtICC),*và 04 năm sau đó, vào ngày 01/07/2002, Quy chế Rôm có hiệu lực khi có đủ 60 quốc gia phê chuẩn. Hiện nay, trên tổng số 139 quốc gia ký Quy chế Rome, đã có 122 quốc gia phê 1 chuẩn . Sau hơn 10 năm hoạt động, ICC đã tiến hành điều tra 08 vụ việc tại: Dafur ở Sudan; Cộng hòa dân chủ Congo; Uganda; Cộng hòa Trung Phi; Kenya; Bờ biển Ngà, Lybia và Mali. Văn phòng Công tố của Tòa án cũng đang phân tích 9 vụ việc tại: Afghanistan, Colombia, Georgia, Guinea, Cộng hòa Triều Tiên, Honduras, Nigeria, Palestine và Cộng hòa Mali. 2 Tòa án đã tiến hành xét xử 16 vụ trong 8 vụ việc . Bản án đầu tiên của Tòa án được tuyên gần đây 3 về vụ việc tại Cộng hòa Dân chủ Congo . ICC là Tòa