Pháp luật quốc tế về biến đổi khí hậu được coi là nền tảng cho việc xây dựng pháp luật quốc gia về một vấn đề mang tầm quốc tế. Việt Nam là một trong số những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu, bởi vậy việc hoàn thiện pháp luật phục vụ công cuộc chống biến đổi khí hậu là một nhiệm vụ cần thiết, cấp bách hơn bao giờ hết. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 3 (2013) 45-50 TRAO ĐỔI Pháp luật Việt Nam về biến đổi khí hậu trước yêu cầu thực thi các điều ước Quốc tế Nguyễn Lan Nguyên* Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 01 tháng 7 năm 2013, Chỉnh sửa ngày 20 tháng 7 năm 2013; Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 8 năm 2013 Tóm tắt: Ngày nay thế giới đang chứng kiến những cố gắng lớn lao của nhân loại trong việc bảo vệ môi trường. Việc các quốc gia trên toàn thế giới chống lại biến đổi khí hậu là cách thức duy nhất bảo vệ trái đất và cuộc sống con người. Pháp luật quốc tế về biến đổi khí hậu được coi là nền tảng cho việc xây dựng pháp luật quốc gia về một vấn đề mang tầm quốc tế. Việt Nam là một trong số những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu, bởi vậy việc hoàn thiện pháp luật phục vụ công cuộc chống biến đổi khí hậu là một nhiệm vụ cần thiết, cấp bách hơn bao giờ hết. Cùng*với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của nền đại sản xuất công nghiệp, của những thành quả về cải tạo tự nhiên, con người cũng phải hứng chịu những thảm họa nặng nề của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu được hiểu là những thay đổi trong khí hậu mà nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu, bên cạnh sự biến động của khí hậu tự nhiên được quan sát qua nhiều thời kỳ. của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và sự thay đổi này được cộng thêm vào khả năng biến đổi tự nhiên của khí hậu quan sát được trong những thời kỳ có thể so sánh được”[1] Năm 1979, Hội thảo toàn cầu về biến đổi khí hậu nhận định biến đổi khí hậu là một vấn đề nghiêm trọng và kêu gọi các chính phủ quan tâm. Từ năm 1980 đến năm 1990, nhiều hội thảo liên chính phủ về biến đổi khí hậu đã được tổ chức để bàn bạc và thảo luận về vấn đề này. Năm 1985, hai Nghị định thư ban hành kèm theo Công ước chống gây ô nhiễm không khí qua biên giới tầm xa đã được thông qua. Tiếp đó là công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn