Bồi dưỡng kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non trong thực hành giáo dục trẻ em về biển - đảo Việt Nam

Bài viết nêu lên tầm quan trọng của việc bồi dưỡng kĩ năng nghề nghiệp trong đào tạo giáo viên mầm non, đưa ra những yêu cầu về kĩ năng nghề nghiệp của giáo viên mầm non và những phương thức đào tạo, bồi dưỡng kĩ năng nghề cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non. Nội dung ứng dụng của bài viết tập trung vào cách thức bồi dưỡng kĩ năng nghề cho sinh viên Khoa Giáo dục mầm non với chủ đề “Giáo dục về Biển - Đảo Việt Nam”. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 87-91 BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON TRONG THỰC HÀNH GIÁO DỤC TRẺ EM VỀ BIỂN - ĐẢO VIỆT NAM Vũ Thanh Vân - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Ngày nhận bài: 28/11/2017; ngày sửa chữa: 01/12/2017; ngày duyệt đăng: 06/12/2017. Abstract: The article highlights the importance of professional skills in training early childhood teachers. It also presents the requirements for the professional skills of early childhood teachers and the methods of training and upgrading skills for students majoring in Preschool Education. In this article, author focuses on fostering the professional skills for students majoring in preschool education in practice of educating children on Vietnam’s sea and islands. Keywords: Professional skills, preschool teacher, Early childhood educator, Vietnam sea and islands. 1. Mở đầu Vấn đề đào tạo giáo viên, nâng cao hiệu qua bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp để sinh viên (SV) sư phạm khi ra trường có thể đáp ứng các yêu cầu đa dạng của thực tế giáo dục hiện nay, thích ứng với sự đổi mới của xã hội nói chung và giáo dục nói riêng là nhiệm vụ cấp bách của các trường sư phạm. Kĩ năng nghề nghiệp (KNNN) là thước đo năng lực của giáo viên. Những KNNN của SV sư phạm hiện nay cần được định hình và phát triển dần qua nhiều phương thức thực hành, trải nghiệm ở thực tiễn với các nội dung giáo dục khác nhau, gắn với hoàn cảnh xã hội. Hiệu quả của quá trình thực hành rèn luyện nghiệp vụ sư phạm phụ thuộc nhiều vào sự hiểu biết của SV về tầm quan trọng của kĩ năng (KN) nghề (không chỉ là điểm số đánh giá kiến thức lí thuyết) và hứng thú, sự say mê, tính sáng tạo của SV trong thực hành, giáo dục trẻ em. Sự đa dạng, mới mẻ của các chủ đề trong giáo dục đóng vai rất quan trọng đối với phát triển KNNN và tính năng động của SV sư phạm. Tuy nhiên, thực tế đào tạo ở Khoa Giáo dục mầm non (GDMN) - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã cho thấy: sự mới lạ và ít khuôn mẫu trong nội dung giáo .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.