Nghiên cứu khả năng hấp phụ amoni bằng tro bay trên mô hình cột

Nội dung của bài báo là đánh giá khả năng xử lý amoni bằng tro bay trên mô hình cột và đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố: nồng độ amoni đầu vào C0 = 10-30 mg/l, ảnh hưởng của vận tốc dòng V= 3-9 ml/phút, chiều cao của cột vật liệu hấp phụ H = 10-30 cm (tương ứng 60 g, 120 g và 180 g tro bay) và đánh giá khả năng hấp phụ amoni. | Văn Hữu Tập và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 190(14): 135 - 140 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ AMONI BẰNG TRO BAY TRÊN MÔ HÌNH CỘT Văn Hữu Tập1*, Nguyễn Thị Tuyết1 , Hoàng Thị Bích Hồng2 1 Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên 2 Trường Đại học Hạ Long TÓM TẮT Nội dung của bài báo là đánh giá khả năng xử lý amoni bằng tro bay trên mô hình cột và đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố: nồng độ amoni đầu vào C0 = 10-30 mg/l, ảnh hưởng của vận tốc dòng V= 3-9 ml/phút, chiều cao của cột vật liệu hấp phụ H = 10-30 cm (tương ứng 60 g, 120 g và 180 g tro bay) và đánh giá khả năng hấp phụ amoni. Các mô hình động học được áp dụng để đánh giá quá trình hoạt động của cột hấp phụ. Kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình hấp phụ NH 4+ của tro bay phù hợp với cả ba mô hình Thomas, Yoon – Nelson và Bohart – Adam. Hiệu suất xử lý đạt tối ưu với tốc độ dòng là 3 ml/phút, nồng độ amoni ban đầu 10 mg/l và chiều cao lớp vật liệu hấp phụ là 30 cm Từ khóa: xử lý amoni, hấp phụ, mô hình động, tro bay ĐẶT VẤN ĐỀ* Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm bẩn amoni trong môi trường nước, trong đó nguyên nhân chủ yếu được đề cập đến nhiều là các nguồn ô nhiễm từ hoạt động của con người như nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt có chứa nhiều hợp chất nitơ hòa tan. Quá trình thối rữa, phân hủy phân hữu cơ của các hệ thống chuồng trại, canh tác nông nghiệp, rác thải sinh hoạt [2]. Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN02:2009/ BYT, hàm lượng amoni trong nước sinh hoạt đạt chuẩn khi có hàm lượng amoni 3 mg/l. Tuy nhiên, nhiều mẫu nước ngầm đã phát hiện có hàm lượng amoni vượt tiêu chuẩn cho phép ở các tỉnh như: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình đều bị nhiễm bẩn amoni rất nặng [1]. Các phương pháp xử lý amoni phổ biến hiện nay là tháp tripping, trao đổi ion, nitrat hóa – khử [7], kết tủa hóa học [5], điện [4], hấp phụ [6]. Trong đó, phương pháp hấp phụ thường được sử dụng vì phương pháp đơn giản, chi phí .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.