Chiến lược quản lý chuỗi cung ứng đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển doanh nghiệp và đang là vấn đề được quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây. Để lựa chọn được chiến lược phù hợp, doanh nghiệp cần có những phương pháp đánh giá hiệu quả. Nghiên cứu này đề xuất sử dụng mô hình Fuzzy-TOPSIS (Technique for Order Preference by Similarity to Ideal Situation) để đánh giá chiến lược quản lý chuỗi cung ứng. | Trần Thị Thắm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 121 - 128 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH FUZZY-TOPSIS ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG: VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH TẠI CÔNG TY BIA SÀI GÒN-MIỀN TÂY Trần Thị Thắm* Trường Đại học Cần Thơ TÓM TẮT Chiến lược quản lý chuỗi cung ứng đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển doanh nghiệp và đang là vấn đề được quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây. Để lựa chọn được chiến lược phù hợp, doanh nghiệp cần có những phương pháp đánh giá hiệu quả. Nghiên cứu này đề xuất sử dụng mô hình Fuzzy-TOPSIS (Technique for Order Preference by Similarity to Ideal Situation) để đánh giá chiến lược quán lý chuỗi cung ứng. Các chiến lược được xem xét thông qua ba tiêu chí: lợi ích, chi phí và tính khả thi. Một ví dụ từ công ty Bia Sài GònMiền Tây được sử dụng để mô tả mô hình đề xuất. Kết quả phân tích cung cấp vị trí xếp hạng của các chiến lược, trong đó chiến lược 5S và Hệ thống hóa quá trình tuyển dụng là hai chiến lược được đánh giá cáo nhất. Từ kết quả thu được, doanh nghiệp có thể lựa chọn được chiến lược phù hợp trong điều kiện hạn chế về ngân sách. Từ khóa: Hệ số mờ; TOPSIS; Quản lý chuỗi cung ứng; Mô hình ra quyết định đa tiêu chí, Đánh giá chiến lược. GIỚI THIỆU * Để đứng vững trong môi trường cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, doanh nghiệp phải tìm kiếm những chiến lược quản lý thích hợp nhằm kiểm soát tất cả nguồn lực và hoạt động trong chuỗi cung ứng sản phẩm. Tuy nhiên, vấn đề lựa chọn chiến lược là một vấn đề phức tạp, trong đó doanh nghiệp phải xem xét đến nhiều tiêu chí đối lập hay mâu thuẫn nhau. Để tìm kiếm các lựa chọn thích hợp, mô hình ra quyết định đa tiêu chí được đề xuất sử dụng. Trong đó, một vài mô hình phổ biến được biến đến như mô hình triển khai chức năng chất lượng (QFD), mô hình phân tích thứ bậc (AHP), mô hình phân tích mạng (ANP), mô hình TOPSIS. TOPSIS (Technique for Order Preference by Similarity to Ideal Situation) được giới thiệu bởi Hwang & Yoon [1]. Nguyên tắc của TOPSIS liên .