Nhằm giúp các bạn củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, Đề thi KSCL môn Vật lí lớp 11 năm 2018-2019 lần 3 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 103 dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới. | SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN MÃ ĐỀ: 103 (Đề thi gồm 04 trang) ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 3 Năm học 2018 - 2019 Môn: LÝ 11 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω), mắc nối tiếp với điện trở R2 = 200 (Ω). đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U khi đó hiệu điên thế giữa hai đầu điện trở R1 là 6 (V). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là: A. U = 12 (V). B. U = 6 (V). C. U = 24 (V). D. U = 18 (V). Câu 2: Định luật I Niutơn xác nhận rằng: A. Với mỗi lực tác dụng đều có một phản lực trực đối. B. Khi hợp lực tác dụng lên một vât bằng không thì vật không thể chuyển động được. C. Vật giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều khi nó không chịu tác dụng của bất cứ vật nào khác. D. Do quán tính nên mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại. Câu 3: Hai bóng đèn Đ1( 220V – 25W), Đ2 (220V – 100W) khi sáng bình thường thì A. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 bằng cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2. B. Điện trở của bóng đèn Đ2 lớn gấp bốn lần điện trở của bóng đèn Đ1. C. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2 lớn gấp bốn lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1. D. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 lớn gấp hai lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2. Câu 4: Khi mắc các điện trở nối tiếp với nhau thành một đoạn mạch. Điện trở tương đương của đoạn mạch sẽ A. bằng trung bình cộng các điện trở trong đoạn mạch. B. nhỏ hơn điện trở thành phần nhỏ nhất trong đoạn mạch. C. lớn hơn điện trở thành phần lớn nhất trong đoạn mạch. D. bằng tổng của điện trở lớn nhất và nhỏ nhất trong đoạn mạch. Câu 5: Một dây kim loại dài 1m, tiết diện 1,5mm2 có điện trở 0,3Ω. Tính điện trở của một dây cùng chất dài 4m, tiết diện 0,5mm2: A. 0,36Ω B. 0,25Ω C. 0,1Ω D. 0,4Ω Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Hai dòng điện thẳng song song ngược chiều hút nhau, cùng chiều đẩy nhau. B. Lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song có phương nằm trong mặt phẳng hai dòng điện và vuông góc với hai