Luyện tập với Đề thi KS THPT Quốc gia môn Lịch sử lớp 12 năm 2018-2019 lần 2 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 201 giúp các bạn hệ thống kiến thức đã học, làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề giúp bạn tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. . | SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN ĐỀ KHẢO SÁT THPTQG LẦN 2 NĂM 2018 - 2019 Môn: Lịch sử Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 201 Họ, tên thí sinh:Số báo danh: . Câu 1: Hình thức không được sử dụng trong phong trào dân chủ (1936 -1939) là đấu tranh A. chính trị. B. vũ trang. C. báo chí. D. nghị trường. Câu 2: Vì sao nói phong trào Đồng Khởi (1959 - 1960) làm lung lay tận gốc chính quyền Diệm? A. Cách mạng đã kiểm soát được mảng lớn chính quyền cấp thôn xã. B. Quân giải phóng tiêu diệt bộ phận lớn lực lượng quân đội Sài Gòn. C. Chiến thuật “Trực thăng vận”, “Thiết xa vận” bị phá sản. D. Nhân dân miền Nam đã phá vỡ mảng lớn “Ấp chiến lược”. Câu 3: Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (3/1945) đã xác định kẻ thù duy nhất và trước mắt của dân tộc ta là A. Thực dân Pháp và bọn tay sai. B. Đế quốc Mĩ và bọn tay sai. C. Thực dân Anh và bọn tay sai. D. Phát xít Nhật và bọn tay sai. Câu 4: Đặc điểm cơ bản của cuộc cách mạng khoa học công nghệ nửa sau thế kỉ XX là A. phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất. B. tiến bộ khoa học bắt nguồn từ tiến bộ kĩ thuật. C. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. D. kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Câu 5: Theo Hiến pháp mới (năm 1947) Nhật Bản tiến hành cải cách giáo dục, nội dung cải cách nào phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc? A. Truyền bá tư tưởng hòa bình. B. Khuyến khích phát triển văn hóa. C. Phủ nhận vai trò của Thiên hoàng. D. Chính sách giáo dục bắt buộc . Câu 6: Theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, tháng 12-1944, lực lượng vũ trang được thành lập có tên gọi là A. Trung đội cứu quốc quân III B. du kích Bắc Sơn - Võ Nhai. C. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. D. Việt Nam Giải phóng quân. Câu 7: Trong kế hoạch Rơve (1949), Pháp chủ trương thiết lập hành lang Đông -Tây nối liền A. Hải Phòng- Hà Nội- Hòa Bình- Sơn La. B. Hòa Bình- Hà Nội- Hải Dương- Hải .