Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2018-2019 lần 1 - Sở GD&ĐT Ninh Bình - Mã đề 002 để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi! | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA LẦN THỨ I NĂM HỌC 2018 - 2019 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ (Đề thi gồm có 04 trang) Họ, tên thí sinh: . Số báo danh: Câu 41: Cho biểu đồ sau: Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi 002 (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê 2016) Dựa vào biểu đồ trên, cho biêt nhận xét nào sau đây không đúng về tỷ trọng dân nông thôn và dân thành thị của nước ta? A. Năm 2014, tỷ trọng dân nông thôn thấp hơn thành thị B. Tỷ trọng dân thành thị tăng. C. Tỷ trọng dân thành thị thấp hơn nông thôn. D. Tỷ trọng dân nông thôn giảm khá nhanh. Câu 42: Địa hình bờ biển của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm là A. đa dạng, nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. B. có đáy nông, có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió. C. có nhiều cồn cát, đầm phá, bãi tắm đẹp. D. khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ. Câu 43: Ở ven biển Miền Trung, nhiều đồng bằng chia làm 3 dải, đi từ tây sang đông, các dạng địa hình lần lượt là A. vùng thấp trũng; đồng bằng, cồn cát, đầm phá. B. cồn cát, đầm phá; đồng bằng; vùng thấp trũng. C. đồng bằng; vùng thấp trũng, cồn cát, đầm phá. D. cồn cát, đầm phá; vùng thấp trũng; đồng bằng. Câu 44: Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa tạo điều kiện cho nước ta A. phát triển ngành trồng rừng, khai khoáng. B. phát triển hoạt động du lịch quanh năm. C. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. D. phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Câu 45: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết quốc gia nào sau đây không có vùng biển tiếp giáp với vùng biển Việt Nam? A. Xingapo. B. Brunây. C. Đông Timo. D. Thái Lan. Câu 46: Ở nước ta, hướng núi tây bắc - đông nam thể hiện rõ nhất ở vùng núi A. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. B. Tây Bắc và Đông Bắc. C. Tây Bắc và .