Việc ôn tập sẽ trở nên đơn giản hơn khi các em đã có trong tay Đề thi thử THPT QG môn Lịch sử năm 2018-2019 lần 1 - Sở GD&ĐT Ninh Bình - Mã đề 011. Tham khảo tài liệu không chỉ giúp các em củng cố kiến thức môn học mà còn giúp các em rèn luyện giải đề, nâng cao tư duy. | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 05 trang) ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA LẦN THỨ NHẤT NĂM HỌC 2018 - 2019 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: . Số báo danh: Mã đề 011 Câu 1: Nhận định nào không đúng về đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại (từ những năm 40 của thế kỉ XX)? A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. B. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, đi trước mở đường cho kĩ thuật. C. Khoa học là nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ. D. Mọi phát minh sản xuất đều xuất phát từ kĩ thuật. Câu 2: Một trong những mục tiêu chủ yếu của Mĩ trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu là gì? A. Can thiệp trực tiếp vào các cuộc chiến tranh xâm lược trên thế giới. B. Làm sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới. C. Phát động cuộc Chiến tranh lạnh trên toàn thế giới. D. Cản trở Tây Âu, Nhật Bản trở thành các trung tâm kinh tế thế giới. Câu 3: Yếu tố quyết định để Đảng Cộng sản Đông Dương tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất” trong giai đoạn 1939 - 1945 là A. nhằm lôi kéo tầng lớp đại địa chủ tham gia cách mạng. B. để giải quyết quyền lợi dân tộc trước quyền lợi giai cấp. C. để tập hợp rộng rãi các lực lượng trong mặt trận dân tộc thống nhất. D. để phân hóa, cô lập kẻ thù tiến tới đánh đổ chúng. Câu 4: Đâu là nguyên nhân trực tiếp của sự kiện Nhật Bản đảo chính Pháp ngày 9 - 3 - 1945 ở Đông Dương? A. Mâu thuẫn Pháp - Nhật Bản càng lúc càng gay gắt. B. Nhật Bản tiến hành theo kế hoạch chung của phe phát xít. C. Phong trào cách mạng dâng cao gây cho Nhật Bản nhiều khó khăn. D. Thất bại gần kề của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 5: Hiệp định Sơ bộ được kí kết giữa Việt Nam với Pháp (6 - 3 - 1946) không được coi là một văn bản mang tính pháp lý quốc tế vì A. Hiệp định .