Tham khảo Đề thi thử THPT QG môn Lịch sử năm 2018-2019 lần 1 - Sở GD&ĐT Ninh Bình - Mã đề 012 dành cho các bạn học sinh lớp 12 và quý thầy cô tham khảo, để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi. Hy vọng sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kỳ thi. | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 05 trang) ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA LẦN THỨ NHẤT NĂM HỌC 2018 - 2019 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: . Số báo danh: Mã đề 012 Câu 1: Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. góp phần hình thành các liên minh kinh tế - quân sự khu vực. B. thúc đẩy Mĩ phải chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh với Liên Xô. C. góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta. D. thúc đẩy các nước tư bản hòa hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 2: Tài liệu nào dưới đây lần đầu tiên khẳng định sự nhân nhượng của nhân dân Việt Nam đối với thực dân Pháp xâm lược đã đến giới hạn cuối cùng? A. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. B. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng Bí thư Trường Chinh. C. Bản “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. D. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Câu 3: Hiệp định Sơ bộ được kí kết giữa Việt Nam với Pháp (6 - 3 - 1946) không được coi là một văn bản mang tính pháp lý quốc tế vì A. Hiệp định không công nhận Việt Nam có chính phủ, nghị viện riêng. B. Hiệp định chỉ công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng. C. Hiệp định này chỉ có hai nước kí kết, Pháp có thể bội ước. D. Pháp không công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập, tự chủ. Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng về Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX? A. Liên Xô đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân. B. Liên Xô trở thành thành trì của phong trào cách mạng thế giới. C. Về đối ngoại, Liên Xô ngả về phương Tây với hy vọng nhận được sự viện trợ .