Đề thi thử THPT QG môn Lịch sử năm 2018-2019 lần 1 - Sở GD&ĐT Ninh Bình - Mã đề 018 sẽ giúp các bạn biết được cách thức làm bài thi trắc nghiệm cũng như củng cố kiến thức của mình, chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo. | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 05 trang) ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA LẦN THỨ NHẤT NĂM HỌC 2018 - 2019 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: . Số báo danh: Mã đề 018 Câu 1: Việc mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại chủ yếu là do A. có nhiều khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia dân tộc. B. các nước thực hiện những chiến lược phát triển kinh tế khác nhau. C. tác động của chiến tranh lạnh và cục diện hai cực, hai phe. D. nguyên tắc hoạt động của ASEAN không phù hợp với một số nước. Câu 2: Khẩu hiệu nào được Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra trong Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”? A. Đánh đuổi đế quốc và tay sai. B. Đánh đuổi Pháp - Nhật. C. Đánh đuổi thực dân Pháp. D. Đánh đuổi phát xít Nhật. Câu 3: Vào năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Đà Nẵng, tinh thần chống Pháp của quan quân triều đình và nhân dân ta như thế nào? A. Chỉ có nhân dân Đà Nẵng kháng chiến. B. Quan quân triều đình và nhân dân cùng kháng chiến. C. Chỉ có quan quân triều đình kháng chiến. D. Nhân dân tích cực làm “vườn không nhà trống”. Câu 4: Một trong những ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là A. bước đầu hình thành trên thực tế liên minh công - nông. B. đội ngũ cán bộ, đảng viên được rèn luyện và trưởng thành. C. buộc thực dân Pháp nhượng bộ tất cả các yêu sách dân chủ. D. bước đầu khẳng định vai trò của giai cấp công nhân. Câu 5: Cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán tại Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương diễn ra gay gắt và phức tạp là do A. quân viễn chinh Pháp chưa thất bại hoàn toàn ở chiến trường Việt Nam. B. lập trường thiếu thiện chí và ngoan cố của Pháp - Mĩ. C. xu thế đối đầu của các cường quốc trong trật tự hai cực Ianta. D. sự chống phá