bài viết nêu lên những kiến nghị để bước đầu xây dựng một mô hình khung pháp luật về khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thương mại tại Việt Nam, trong đó có Luật Vũ trụ và một số đạo luật chuyên biệt về vấn đề khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thương mại như: Luật khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thương mại, Luật quản lý và sử dụng Vệ tinh, Luật Viễn thám. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27 (2011) 118-125 Khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thương mại và những kinh nghiệm pháp lý quốc tế của Việt Nam Nguyễn Sao Mai1,*, Đỗ Minh Ánh* 1 Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 2 Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội Nhận ngày 04 tháng 5 năm 2011 Tóm tắt. Xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật về khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình nói chung, nhằm mục đích thương mại nói riêng đang là một yêu cầu khá cấp thiết ở Việt Nam hiện nay. Để góp phần làm sáng tỏ một số nội dung thực tiễn về khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thương mại, tác giả bài viết đã vạch ra một số thách thức pháp lý mà Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới đã, đang và sẽ phải đối mặt trong quá trình thực thi các quy phạm pháp luật quốc tế về khai thác khoảng không vũ trụ. Trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm pháp lý quốc tế đã phân tích, bài viết nêu lên những kiến nghị để bước đầu xây dựng một mô hình khung pháp luật về khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thương mại tại Việt Nam, trong đó có Luật Vũ trụ và một số đạo luật chuyên biệt về vấn đề khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thương mại như: Luật khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thương mại, Luật quản lý và sử dụng Vệ tinh, Luật Viễn thám. Khoảng không vũ trụ đã và đang dành được sự quan tâm của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và chiếm một vị thế ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Khoảng không vũ trụ là nơi chứa tài nguyên không khí, năng lượng gió, tài nguyên tần số, quỹ đạo vệ tinh. Thương mại hóa khoảng không vũ trụ là việc một tổ chức kinh tế hoặc quốc gia sử dụng các thiết bị đã được phóng vào hoặc xuyên qua khoảng không vũ trụ để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị thương mại [1]. Bắt đầu từ cuối những năm 1980, thương mại hóa vũ trụ đã trở thành một vấn đề thực tiễn. Ngoài dịch vụ viễn thông và truyền hình, vệ tinh và viễn thám, trong thập kỷ qua du lịch vũ