Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong hoạt động xét xử vụ án hình sự

Xét xử là hoạt động trung tâm của quá trình giải quyết vụ án hình sự thể hiện bản chất của nền tư pháp quốc gia nên việc bảo vệ quyền con người được thể hiện tập trung nhất trong hoạt động xét xử của Tòa án. Trên cơ sở này, tác giả bài viết đã chỉ ra các giải pháp bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27 (2011) 157-164 Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong hoạt động xét xử vụ án hình sự Nguyễn Ngọc Chí** Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thuỷ, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 22 tháng 3 năm 2011 Tóm tắt. Xét xử là hoạt động trung tâm của quá trình giải quyết vụ án hình sự thể hiện bản chất của nền tư pháp quốc gia nên việc bảo vệ quyền con người được thể hiện tập trung nhất trong hoạt động xét xử của Tòa án. Trên cơ sở này, tác giả bài viết đã chỉ ra các giải pháp bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. * Pháp luật tố tụng hình sự (TTHS) có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người thông qua biện pháp trấn áp kịp thời, xử lý công minh theo đúng pháp luật đối với mọi hành vi phạm tội xâm hại tới các quyền của công dân đảm bảo tất cả mọi tội phạm đều bị phát hiện và xử lý. Đồng thời, pháp luật TTHS còn quy định chặt chẽ các trình tự, thủ tục trong quá trình giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT), người tiến hành tố tụng hình sự (NTHTT) nhằm tôn trọng quyền con người, tránh sự lợi dụng của người và cơ quan có thẩm quyền khi tiến hành tố tụng. Đây là hai định hướng, hai lĩnh vực của pháp luật TTHS trong việc bảo vệ quyền con người bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ chế độ, bảo vệ lợi ích của nhà nước và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa (XHCN). Mặt khác, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự các CQTHTT hình sự được áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp điều tra thu thập chứng cứ và các biện pháp cưỡng chế nhà nước khác nhằm ngăn chặn, làm rõ và xử lý tội phạm. Việc qui định những biện pháp cưỡng chế này trong luật tố tụng hình sự (LTTHS) mang tính khách quan, là yêu cầu tất yếu của cuộc đấu tranh, phòng ngừa tội phạm ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên, khi các CQTHTT sử dụng các biện pháp cưỡng chế sẽ tạo ra nguy cơ hạn chế các quyền tự do cơ bản của con người. Nói một cách khác, .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.