Từ góc nhìn của luật tư soi rọi vào các bản hiến pháp hiện hành của Việt Nam, cũng như lịch sử phát triển các bản hiến pháp của Việt Nam, tác giả cho rằng Lời nói đầu của Hiến pháp 1992 thể hiện không thành công chủ thể và mục đích của việc ban hành Hiến pháp, các quyền cơ bản của công dân chưa được đặt ở vị trí tương xứng trong Hiến pháp, ngôn từ dùng trong Hiến pháp còn mang tính ban ơn. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27 (2011) 190-194 Cách thể hiện, trình bày Hiến pháp Võ Trí Hảo** Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thuỷ, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 16 tháng 5 năm 2011 Tóm tắt. Từ góc nhìn của luật tư soi rọi vào các bản hiến pháp hiện hành của Việt Nam, cũng như lịch sử phát triển các bản hiến pháp của Việt Nam, tác giả cho rằng Lời nói đầu của Hiến pháp 1992 thể hiện không thành công chủ thể và mục đích của việc ban hành Hiến pháp; các quyền cơ bản của công dân chưa được đặt ở vị trí tương xứng trong Hiến pháp; ngôn từ dùng trong Hiến pháp còn mang tính ban ơn. hộ nhà nước, sâu xa hơn là lý do để nhân dân Việt Nam đi theo cách mạng. Mục đích của hợp đồng hay mục đích của hiến pháp cũng sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong vấn đề giải thích hợp đồng. Khi ngôn từ trong từng điều khoản của hợp đồng có chỗ nào không rõ thì mục đích hợp đồng là ngọn hải đăng dẫn đường cho việc giải thích. Mục đích hợp đồng cũng sẽ đòi hỏi việc giải thích hợp đồng hay hiến pháp phải mang tính hệ thống, các điều khoản không được tách rời nhau; khi hai điều khoản của hiến pháp cùng liên quan một vụ việc nhưng có nội dung mâu thuẫn nhau thì không thể nói rằng điều A có hiệu lực cao hơn điều B mà chỉ có thể nói rằng điều A phù hợp với mục đích của hiến pháp, còn điều B thì không. Chính vì vai trò quan trọng như vậy của mục đích hiến pháp, nên lời nói đầu của các bản hiến pháp văn minh thường thể hiện rất rõ nét. Lời nói đầu Hiến pháp Liên bang Hòa Kỳ năm 1787 vẻn vẹn một câu như sau [5]: “Chúng tôi, nhân dân Hợp chúng quốc, với mục đích xây dựng một Liên Bang hoàn hảo hơn, thiết lập công lý, đảm bảo an ninh trong nước và sự phòng thủ chung, thúc đẩy sự thịnh vượng trong 1. Những điều cần bàn về Lời nói đầu Hiến pháp 1992* Lời nói đầu của hiến pháp Việt Nam hiện hành có độ dài (9 câu, 538 từ) xứng đáng được ghi vào kỷ lục Guinness. Việc có được sự bất thường này là nhờ lời nói đầu Hiến pháp và Hiến pháp nói chung đã kiêm nhiệm nhiều chức năng không phải của .