Luận án được tổ chức thành năm chương: Chương 1 giới thiệu những vấn đề cơ bản của hệ nhận dạng vân tay và một số kỹ thuật liên quan cần dùng về sau. Hai thuật toán phân đoạn thô và mịn được trình bày trong. Chương 2. và chương 3 trình bày phương pháp hiệu quả để truy nguyên vân tay biến dạng dựa trên mô hình nắn chỉnh từng phần và cấu trúc điểm địa phương. Chương 4 trình bày giải pháp tổ chức dữ liệu và bảo vệ an ninh an toàn hệ thống. Kiến trúc đa tầng để cải tiến chiến lược truy nguyên vân tay hiện trường được trình bày trong Chương 5. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ------------------------------------------ NGUYỄN THỊ HƯƠNG THỦY MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG NHẬN DẠNG VÂN TAY Chuyên ngành: Khoa học Máy tính Mã số: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Hà Nội – 2013 1 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội. Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Hoàng Xuân Huấn 2. TS. Nguyễn Ngọc Kỷ Phản biện 1: PGS. TS. Lương Chi Mai Viện Công nghệ thông tin, Viện Hàn lâm KH&CN VN Phản biện 2: PGS. TS. Phan Trung Huy Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Phản biện 3: PGS. TS. Bùi Thế Duy Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam Luận án được bảo vệ trước hội đồng cấp Đại học Quốc Gia chấm luận án tiến sĩ họp tại Trường Đại học Công nghệ vào hồi 9 giờ 00 phút, ngày 08 tháng 01 năm 2014. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Các quan hệ sôi động và phức tạp trong các lĩnh vực hình sự và thương mại đòi hỏi có các hệ truy nguyên tự động vân tay (AFIS) đáng tin cậy. Mặc dù chủ đề này đã được quan tâm từ lâu nhưng đến nay vẫn còn nhiều vấn đề mở cần nghiên cứu. Trong bài toán thẩm định (verification) hay bài toán xác thực, ta cần đối sánh một ảnh vân tay đăng nhập với một ảnh vân tay của người đăng ký đã được lưu trữ để xác định xem chúng có đồng nhất, tức là cùng do một ngón sinh ra hay không? Với bài toán truy nguyên (identification), ta có một ảnh truy vấn Iq và cần tìm xem trong cơ sở dữ liệu (CSDL) chỉ bản lưu trữ có ảnh nào đồng nhất với Iq hay không. Như vậy bài toán xác thực là bài toán con của bài toán truy nguyên. Cả hai bài toán này có tên gọi chung là đối sánh vân tay. Nói cách khác, truy nguyên là đối sánh 1:N và thẩm định là đối sánh 1:1. Việc thẩm định có thể là tự động (với các hệ kiểm soát truy cập) hoặc với sự can thiệp thủ công bằng chuyên gia vân tay (với các hệ pháp lý). Ảnh vân tay bao gồm các .