Mục tiêu của luận án là chế tạo được một số màng từ tính trên cơ sở các hợp kim của Fe kích thước micro-nano có dị hướng từ vuông góc với mặt phẳng màng hoặc có thể điều khiển được, các vi cấu trúc từ có từ trường cỡ mT trở lên và biến thiên thiên từ trường lớn cỡ 102 T/m trở lên. Các vi cấu trúc từ sẽ được thử nghiệm để bắt giữ trực tiếp một số hạt từ và tế bào sinh học, qua đó nhằm định hướng khả năng ứng dụng của các vi cấu trúc từ trong y sinh. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Lê Việt Cường NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU TỪ NỀN Fe CÓ CẤU TRÚC MICRO-NANO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG TRONG Y SINH Chuyên ngành: Vật liệu và linh kiện nano Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VẬT LÝ Hà Nội – 2017 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Đức Thắng Phản biện: PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn . Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Phản biện: PGS. TS. Trần Đại Lâm Học viện Khoa học và Công nghệ Phản biện: PGS. TS. Lục Huy Hoàng . Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Luận án được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ tại phòng 212, nhà E3, Trường Đại học Công nghệ vào hồi 14h00, thứ Sáu, ngày 10 tháng 11 năm 2017. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU Vật liệu dạng hạt kích thước micro và nano nói chung, hạt từ tính nói riêng được nghiên cứu ngày càng nhiều do khả năng ứng dụng rộng, đặc biệt trong lĩnh vực y sinh học. Ngoài việc có thể hoạt động độc lập trong các hệ thống sinh học, các hạt từ còn có thể được sử dụng để dánh dấu từ cho các tế bào sinh học. Vì vậy một số lượng lớn các ứng dụng liên quan tới việc bắt giữ, điều khiển các hạt từ dưới tác dụng của các nguồn từ trường đã được triển khai. Bên cạnh đó, đa số các loại tế bào sinh học trong các nghiên cứu đã công bố có tính nghịch từ nên chúng ta có thể sử dụng các nguồn từ trường để tác động lực điều khiển trực tiếp lên các tế bào sinh học. Trong các nghiên cứu đã được công bố, từ trường được tạo ra bằng cách sử dụng các nam châm khối, nam châm điện hoặc các nam châm bằng vật liệu từ mềm được phân cực bởi từ trường ngoài. Tuy nhiên các nguồn từ trường loại này bộc lộ một số hạn chế như: lực từ được tạo ra bởi các nam châm khối thường bị giới hạn