Bài viết đưa ra những luận cứ khoa học góp phần xây dựng quy chế pháp lý cho tàu thuyền nói chung và quy chế của tàu quân sự nước ngoài nói riêng trong Dự thảo Luật các vùng biển Việt Nam. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28 (2012) 8‐16 Quyền đi qua không gây hại của tàu quân sự nước ngoài trong lãnh hải theo quy định của pháp luật quốc tế và Việt Nam Nguyễn Bá Diến*, Nguyễn Hùng Cường* Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thuỷ, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 30 tháng 3 năm 2012 Tóm tắt. Quyền đi qua không gây hại là một nguyên tắc đã tồn tại từ lâu trong thực tiễn hàng hải quốc tế. Quy tắc này được chính thức ghi nhận trong Công ước Giơnevơ 1958 về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp và Công ước Luật biển 1982. Mặc dù vậy, kể từ khi xuất hiện đến nay nguyên tắc này đã làm nổi lên những cuộc tranh luận liên tiếp giữa các quốc gia về khái niệm, hệ quả kèm theo, phạm vi áp dụng và hiệu lực pháp lý của nó, đặc biệt là chế độ đi qua không gây hại đối với tàu quân sự nước ngoài. Qua quá trình nghiên cứu những quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật một số quốc gia trên thế giới, cũng như pháp luật Việt Nam về quyền đi qua không gây hại của tàu quân sự nước ngoài, bài viết đưa ra những luận cứ khoa học góp phần xây dựng quy chế pháp lý cho tàu thuyền nói chung và quy chế của tàu quân sự nước ngoài nói riêng trong Dự thảo Luật các vùng biển Việt Nam. 1. Đặt vấn đề* Tuy nhiên, để thuận tiện cho thương mại, các quyền qua lại trên biển cũng được bảo vệ trong vùng lãnh hải. Bởi vậy khái niệm về đi qua không gây hại đã ra đời và sau đó hình thành nên một phần của chế độ lãnh hải. Quyền đi qua không gây hại chính thức được quy định nghĩa trong hai công ước quốc tế nổi tiếng: Công ước Giơnevơ năm 1958 về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp và Công ước Luật biển năm 1982 (từ Điều 17 đến Điều 32). Quyền này tạo thành một phần trong quy chế pháp lý của lãnh hải, đồng thời trở thành nguyên tắc của Luật quốc tế [2]. Tuy nhiên, ngay từ khi mới hình thành, nguyên tắc này đã gây ra nhiều cuộc tranh cãi sôi nổi, kéo dài giữa các quốc gia liên quan đến vấn đề: phạm vi áp dụng, hiệu lực pháp lý và hàm ý chứa đựng trong nội hàm khái niệm “đi qua không gây hại. Sự xuất hiện khái .