Bài viết này cung cấp một số thông tin và đề xuất cơ sở pháp lý nhằm xây dựng Luật trợ cấp nông nghiệp theo các quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28 (2012) 49‐55 Cơ sở lý luận về việc xây dựng Luật trợ cấp nông nghiệp Việt Nam theo các cam kết quốc tế trong Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Phạm Quang Minh** Vụ Kế hoạch - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Số 2, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 19 tháng 02 năm 2012 Tóm tắt. Kể từ năm 2007, sau khi đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực thực hiện các cam kết của mình về thương mại nói chung và nông nghiệp nói riêng. Đối với các chính sách nông nghiệp, Việt Nam đã ban hành một số văn bản pháp lý khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tuy nhiên, đối mặt với xu hướng quốc tế về bảo hộ nông nghiệp trong đàm phán hiện tại của WTO, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống pháp luật trợ cấp cho ngành nông nghiệp nhằm bảo vệ người nông dân cũng như doanh nghiệp nông nghiệp nhằm cạnh tranh bình đẳng với các thành viên WTO. Bài viết này cung cấp một số thông tin và đề xuất cơ sở pháp lý nhằm xây dựng Luật trợ cấp nông nghiệp theo các quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). 1. Phần mở đầu* (AoA) của WTO. Trong quá trình thực hiện các cam kết, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp lý tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trước xu hướng bảo vệ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của các quốc gia trên thế giới, bài viết này đưa ra một số ý tưởng đề xuất xây dựng cơ sở pháp lý cho việc xây dựng Luật trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam, với các nội dung phù hợp với các quy định liên quan của WTO, mà cụ thể là Hiệp định nông nghiệp, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng cũng như các cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này. Kể từ năm 2007, sau khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã nỗ lực thực hiện các cam kết của mình về thương mại nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng cho