Cho thuê lại lao động và những yêu cầu đặt ra đối với việc điều chỉnh pháp luật lao động Việt Nam

Bài viết "Cho thuê lại lao động và những yêu cầu đặt ra đối với việc điều chỉnh pháp luật lao động Việt Nam" trình bày việc thừa nhận về mặt pháp lý đối với loại hình dịch vụ này trong một văn bản pháp lý cao nhất, đồng thời có các quy định bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động cho thuê lại góp phần tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các chủ thể tham gia, cũng như giúp cho Nhà nước quản lý thị trường lao động một cách có hiệu quả. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28 (2012) 78‐84 Cho thuê lại lao động và những yêu cầu đặt ra đối với việc điều chỉnh pháp luật lao động Việt Nam Lê Thị Hoài Thu** Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thuỷ, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 30 tháng 3 năm 2012 Tóm tắt. Như một quy luật của kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa, hoạt động thuê lại lao động (labor outsourcing) đang ngày một phổ biến ở nước ta với nhiều hình thức và đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy chế độ, quyền lợi của người lao động thuê lại không được đảm bảo, trong khi đó khuôn khổ pháp lý điều chỉnh vấn đề này vẫn chưa rõ ràng và hầu như còn bỏ ngỏ. Bởi vậy, một yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là thừa nhận về mặt pháp lý đối với loại hình dịch vụ này trong một văn bản pháp lý cao nhất, đồng thời có các quy định bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động cho thuê lại góp phần tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các chủ thể tham gia, cũng như giúp cho Nhà nước quản lý thị trường lao động một cách có hiệu quả. 1. Nhận diện cho thuê lại lao động ở Việt Nam* này, nhưng quan hệ lao động (hợp đồng lao động) vẫn được duy trì với doanh nghiệp cho thuê lao động. Điều này có nghĩa là những quyền lợi cơ bản của người lao động như: tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được doanh nghiệp cho thuê lao động đảm bảo theo hợp đồng lao động đã ký kết giữa hai bên và theo quy định của pháp luật. Cho thuê lại lao động (labour Outsourcing) là một khái niệm còn khá mới mẻ và chưa được đề cập đến trong hệ thống các quy định pháp luật về lao động của Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế hoạt động cho thuê lại lao động đã xuất hiện ở nước ta từ những năm 2000 khi mà làn sóng đầu tư nước ngoài ào ạt đổ vào Việt Nam. Khái niệm cho thuê lại lao động có thể được hiểu là việc một doanh nghiệp đi thuê lại người lao động từ một doanh nghiệp khác trong một khoảng thời gian nhất định thông qua một hợp đồng dịch vụ. Trong khi đó, doanh nghiệp đã cho thuê người lao động là bên trực tiếp ký hợp đồng

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.