Kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

Qua việc phân tích vấn đề kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, tác giả bài viết đã đề xuất một số kiến nghị khắc phục những hạn chế của Hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy Nhà nước. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28 (2012) 135‐141 Kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Phạm Hồng Thái** Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thuỷ, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 30 tháng 3 năm 2012 Tóm tắt. Qua việc phân tích vấn đề kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, tác giả bài viết đã đề xuất một số kiến nghị khắc phục những hạn chế của Hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy Nhà nước. 1. Kiểm soát quyền lực nhà nước phải dựa trên cơ sở những nguyên lý căn bản của lý thuyết phân quyền* công quyền lực nhà nước giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương là sự vận dụng lý thuyết phân quyền theo chiều ngang trong tổ chức quyền lực nhà nước. Trong đời sống nhà nước và xã hội, bất kỳ một thiết chế nào cũng đều có giá trị nhất định của nó, đều do con người sáng tạo nên và để phục vụ con người. Thời đại ngày nay: nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường, xã hội dân sự được ví như ba trụ cột để nâng đỡ xã hội phát triển. Nếu nhà nước pháp quyền bảo đảm cho xã hội trong một trật tự, dân chủ, tự do trên cơ sở những chuẩn mực chung - pháp luật, thể hiện ý chí của nhân dân thông qua nhà nước, thì kinh tế thị trường bảo đảm cho con người ấm no, còn xã hội dân sự bảo đảm sự tự do, làm chủ của con người qua các thiết chế của đời sống dân sự. Với quan niệm như vậy, ở đây đã có sự phân quyền (dù hiểu theo nghĩa nào: phân chia quyền lực hay phân công lao động trong xã hội) thì mỗi một bộ phận trong xã hội đều có vị trí, vai trò nhất định thực hiện hoạt động theo chức năng của mình mà pháp luật thể hiện ý chí của nhân dân, chứ không phải ý chí chủ quan của các cơ quan nhà nước đã quy định. Thuyết phân quyền ra đời như là sự cứu cánh cho việc thiết lập một nhà nước dân chủ, pháp quyền tư sản, chống lại chế độ chuyên chế trong lịch sử của nhân loại. Ngày nay thuyết phân quyền được vận dụng, áp dụng khá phổ biến ở các quốc gia trên thế giới với những mức độ khác .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.