Về chủ quyền lịch sử, pháp lý của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Bài viết đưa ra những minh chứng pháp lý khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bài viết đã phân tích một số nội dung mới được trích dẫn trong các sách địa lý và bản đồ cổ của Việt Nam để chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28 (2012) 151‐168 Về chủ quyền lịch sử, pháp lý của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Nguyễn Bá Diến* Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thuỷ, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 05 tháng 9 năm 2012 Tóm tắt. Bài viết đưa ra những minh chứng pháp lý khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bài viết đã phân tích một số nội dung mới được trích dẫn trong các sách địa lý và bản đồ cổ của Việt Nam để chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này. Một trong những nội dung đáng chú ý là ít nhất từ thế kỷ XVI, Nhà nước Việt Nam đã thực hiện một cách hòa bình, thực sự, công khai và liên tục các hoạt động trên biển nhằm củng cố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo. Bài viết cũng đưa ra thực trạng bảo vệ và thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo từ chiến tranh thế giới thứ 2 tới nay và khẳng định Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự và công khai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, khi mà các quần đảo đó chưa thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào. * Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo ở ngoài khơi Việt Nam trong Biển Đông(1): Quần đảo Hoàng Sa chỗ gần nhất cách đảo Ré một đảo ven bờ của Việt Nam khoảng 120 hải lý, cách Đà Nẵng khoảng 170 hải lý về phía Đông, và, quần đảo Trường Sa chỗ gần nhất cách Vịnh Cam Ranh khoảng 250 hải lý về phía Đông. Nhận thức của các nhà hàng hải thời xưa về Hoàng Sa và Trường Sa lúc đầu còn mơ hồ. Họ chỉ biết có một khu vực rộng lớn rất nguy hiểm cho tàu thuyền vì ở đó có những bãi đá ngầm. Ngày xưa, người Việt Nam gọi đó là Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Vạn Lý Hoàng Sa, và quần đảo Trường Sa hoặc Vạn Lý Trường Sa như các sách và bản đồ cổ của Việt Nam đã chứng tỏ. Hầu như tất cả các bản đồ của các nhà hàng hải phương Tây từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII đều vẽ chung quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa làm một dưới cái tên Pracel, Parcel hay Paracels(2). Các bản đồ trên nói chung đều xác định vị

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
2    83    2    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.