Nghiên cứu thực hiện nhằm lựa chọn được 1-2 giống ngô lai mới có năng suất cao thích ứng với điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh Thái Nguyên để giới thiệu cho sản xuất. Thí nghiệm gồm 8 giống: Giống MRI-1, MRI-2, MRI-3, MRI-4, MRI-5, MRI-9, MRI-10 và giống (đối chứng). | Đào Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/1): 27 - 32 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI TRIỂN VỌNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN Đào Thị Thu Hương1, Dương Sơn Hà2, Nguyễn Thị Thu Hà1 1 Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật - ĐH Thái Nguyên 2 Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu thực hiện nhằm lựa chọn được 1 - 2 giống ngô lai mới có năng suất cao thích ứng với điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh Thái Nguyên để giới thiệu cho sản xuất. Thí nghiệm gồm 8 giống: Giống MRI-1, MRI-2, MRI-3, MRI-4, MRI-5, MRI-9, MRI-10 và giống (đối chứng). Cơ quan tác giả của các giống trên là Viện nghiên cứu Ngô, riêng giống đối chứng của công ty TNHH CP Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giống đều có những đặc điểm sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao trong điều kiện canh tác tại tỉnh Thái Nguyên. Thí nghiệm lựa chọn được 2 giống ngô lai có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, có các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cao đó là: MRI-4 và MRI - 9 có nhiều đặc điểm vượt trội về khả năng sinh trưởng và năng suất nên được đề nghị để đánh giá chính xác hơn khả năng thích ứng của giống. Từ khóa: Thái Nguyên, tổ hợp ngô lai, sinh trưởng, phát triển, năng suất. ĐẶT VẤN ĐỀ* Ngô là một loại ngũ cốc quan trọng trên thế giới, đứng thứ ba sau lúa mỳ và lúa gạo. Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực có vị trí thứ 2 (sau lúa), là cây trồng hàng hoá quan trọng ở các vùng sinh thái. Cây ngô có khả năng chịu hạn, không kén đất, có thể trồng được nhiều vụ trong năm. Ngoài tác dụng làm lương thực, nhất là tại vùng cao, ngô được dùng chủ yếu làm nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi và nhiên liệu sinh học. Việt Nam có điều kiện phù hợp cho phát triển ngô qui mô lớn tại hầu hết các vùng sinh thái, nhất là tại miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Ở nước ta, nhu cầu ngô hạt chế biến thức ăn chăn nuôi để thay thế nhập khẩu ngày càng lớn, năm 2013 phải nhập khẩu 1,9 triệu tấn ngô hạt trong tổng số trên 9,0