Bài viết điều tra phát hiện các loài cây thuốc quý hiếm trên địa bàn xã Tân Trào. Thu thập thông tin về thực trạng các loài cây này, tình hình khai thác và sử dụng. Qua điều tra cho thấy vì cái lợi trước mắt người dân đã khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên này. Trước thực trạng này cần nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ cây thuốc, tuyên truyền để họ hiểu được tầm quan trọng của việc bảo tồn bền vững nguồn dược liệu. | Đỗ Công Ba Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 55 - 61 NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC QUÝ HIẾM TẠI XÃ TÂN TRÀO, HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG Đỗ Công Ba* Trường Đại học Tân Trào, Tuyên Quang TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được có 9 loài (8,82%) cây thuốc quý hiếm cần được bảo tồn, thuộc 8 chi (8,51%), được xếp trong 8 họ (14,81%), của 2 ngành: Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong số 9 loài cây thuốc quý hiếm có 5 loài ở mức “Nguy cấp”, 2 loài ở mức “Sẽ nguy cấp”, 1 loài “Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại”, 1 loài chưa đánh giá. Qua điều tra chúng tôi cũng nhận thấy vì cái lợi trước mắt người dân đã khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên này. Trước thực trạng này cần nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ cây thuốc, tuyên truyền để họ hiểu được tầm quan trọng của việc bảo tồn bền vững nguồn dược liệu. Từ khóa: Cây thuốc, đa dạng, huyện Sơn Dương, quý hiếm, xã Tân Trào. ĐẶT VẤN ĐỀ* Tân Trào là xã miền núi thuộc phía Đông Bắc của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là ha, trong đó: Đất nông lâm nghiệp ha (93,3%), đất phi nông nghiệp 226,43 ha (6,4%), các loại đất khác chiếm 10,39 ha (0,3%). Xã có 08 thôn với hộ, khẩu, mật độ dân số là 136 người/km2. Toàn xã có 06 dân tộc gồm: Tày, Nùng, Dao, Kinh, Cao Lan, Mường cùng làm ăn sinh sống. Nguồn tài nguyên thực vật tại xã Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) khá phong phú và đa dạng, trong đó nguồn tài nguyên cây thuốc chiếm một số lượng không nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng khai thác và buôn bán tự phát tại địa phương đã làm suy giảm nguồn tài nguyên này, đặc biệt là các cây thuốc quý hiếm, dẫn tới suy giảm tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái. Vì vậy việc nghiên cứu cây thuốc quý sẽ tạo cơ sở khoa học cho việc quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá này. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu .