Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo tồn thực vật chuyển vị tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Việc nghiên cứu xây dựng 01 mô hình vườn thực vật tại trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên với 25 loài cây bản địa được sưu tầm từ nhiều vùng khác nhau đã góp phần bảo tồn một số loài quý hiếm cũng như phục vụ cho công tác nghiên cứu và học tập của nhà trường. | Trần Ngọc Đăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 184(08): 41 - 45 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH BẢO TỒN THỰC VẬT CHUYỂN VỊ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN Trần Ngọc Đăng*, Lục Văn Việt Phùng Văn Lý, Phùng Văn Hoan, Hồ Ngọc Sơn Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Việc nghiên cứu xây dựng 01 mô hình vườn thực vật tại trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên với 25 loài cây bản địa được sưu tầm từ nhiều vùng khác nhau đã góp phần bảo tồn một số loài quý hiếm cũng như phục vụ cho công tác nghiên cứu và học tập của nhà trường. Kết quả điều tra bước đầu cho thấy tỷ lệ sống của 25 loài cây trong mô hình có tỷ lệ sống cao dao động từ 92,8% đến 100%, tỷ lệ sống trung bình của toàn bộ mô hình là 97,1%, vượt mục tiêu ban đầu đặt ra (95%). Sau 8 tháng trồng đường kính sát gốc D(00) lớn nhất trong mô hình vườn thực vật là Đinh hương (Syzygium aromaticum) (1,74 cm), tiếp đó là Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum) (0,73 cm). Những loài có đường kính sát gốc nhỏ nhất như là Vàng anh (Saraca dives) (0,071 cm) và thấp nhất là Sến mật (Madhuca pasquieri) (0,07 cm). Chiều cao cao nhất đến thấp bắt đầu từ Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus) với chiều cao trung bình là (56 cm), bên cạnh đó là Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum) (49 cm). Các loài có sinh trưởng chiều cao thấp nhất là Táu muối (Vatica tonkinensis) (10 cm) và Sến mật (Madhuca pasquieri) (9 cm). Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy các loài cây bản địa hoàn toàn phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu tại khu vực Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên. Từ khóa: Bảo tồn, thực vật, chuyển vị, sinh trưởng, bản địa MỞ ĐẦU* Các loài thực vật đang có mức độ nguy cấp rất cao có khả năng bị tuyệt chủng nếu con người không kịp dừng việc khai thác quá mức. Các loài thực vật bị khai thác trầm trọng hầu hết đều là cây bản địa có lợi ích vô cùng to lớn do có sự phát sinh và tiến hoá trong thời gian dài nên có khả năng thích nghi cao với điều kiện nơi mọc và có tính bền vững cao, thân thiện với môi trường .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.