Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của gà, vịt với vắc xin H5N1 tại Quảng Ninh cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như, quy mô chăn nuôi càng ít tỷ lệ mắc bệnh càng cao và ngược lại. Năm 2016 và đầu năm 2017 có tỷ lệ tiêm phòng gia cầm đạt gần 100%, vắc xin H5N1 chủng Re- 5 có độ an toàn rất cao từ 93,78% đến 94,62%. | Nguyễn Quang Tính và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 184(08): 47 - 52 NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA GÀ, VỊT VỚI VẮC XIN VÔ HOẠT H5N1 CHỦNG RE-5 TẠI QUẢNG NINH Nguyễn Quang Tính1*, Hoàng Thị Ngọc Lan2 1 Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên, 2Trường Cao đẳng Đông Bắc Quảng Ninh TÓM TẮT Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của gà, vịt với vắc xin H5N1 tại Quảng Ninh cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như, quy mô chăn nuôi càng ít tỷ lệ mắc bệnh càng cao và ngược lại. Năm 2016 và đầu năm 2017 có tỷ lệ tiêm phòng gia cầm đạt gần 100%; vắc xin H5N1 chủng Re- 5 có độ an toàn rất cao từ 93,78% đến 94,62%. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể của đàn gà được tiêm vắc xin H5N1 chủng Re- 5 tại 60 ngày là cao nhất (6,12 log2). Hiệu giá kháng thể sau đó giảm dần (3,52 log2) vào thời điểm 150 ngày sau khi tiêm và không còn khả năng bảo hộ nữa. Hiệu giá kháng thể của đàn vịt được tiêm vắc xin H5N1 chủng Re- 5 tại 60 ngày là cao nhất (6,43 log2). Hiệu giá kháng thể sau đó giảm dần (4,31 log2) vào thời điểm 120 ngày sau khi tiêm và không còn khả năng bảo hộ nữa. Từ khóa: Đáp ứng miễn dịch, vắc xin, kháng thể, gà, vịt, ĐẶT VẤN ĐỀ* Bệnh cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm lây lan rất nhanh, gây chết hàng loạt gia cầm và chim hoang dã, có thể lây sang người, do virus type A họ Orthomyxorviridae gây nên (Phạm Sỹ Lăng, 2008 [2]; Voyles B. A. 2002 [7]; Slomka M. J. 2007 [8]). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và tổ chức Thú y thế giới (OIE) đã thống nhất định nghĩa Bệnh truyền nhiễm của gia cầm gây ra bởi bất cứ virus cúm type A có chỉ số gây bệnh qua đường tĩnh mạch cho gà 6 tuần tuổi lớn hơn 1,2 hoặc là bất cứ virus nhóm A type phụ H5 hoặc H7 không phụ thuộc vào độc lực và tính gây bệnh của chúng cho gia cầm (Phạm Sỹ Lăng, 2008 [2]). Theo khuyến cáo của WHO, FAO, OIE, vắc xin nên sử dụng như một biện pháp chiến lược, toàn diện để phòng chống bệnh cúm gia cầm tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, từ năm 2005 Chính phủ Việt Nam đã quyết định sử dụng .