Chiến tranh biên giới Tây Nam (1975 – 1979) diễn ra trong hoàn cảnh Việt Nam vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc với nhiều khó khăn. Từ chỗ đấu tranh tự vệ để bảo vệ lãnh thổ và nhân dân, quân đội Việt Nam quyết định tiêu diệt chế độ diệt chủng Pol Pot để vừa bảo vệ mình vừa giải phóng nhân dân Campuchia khỏi chế độ diệt chủng. Tuy nhiên, nhận định về cuộc chiến này có nhiều hướng khác nhau. Vì vậy, việc tìm kiếm của nguồn tư liệu lịch sử từ các học giả nước ngoài sẽ góp phần bổ sung những thông tin khách quan về chiến tranh biên giới Tây Nam. | Phạm Thị Huệ Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 57 - 61 CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TÂY NAM (1975-1979) QUA TƯ LIỆU CỦA HỌC GIẢ NƯỚC NGOÀI Phạm Thị Huệ* Trường Cao đẳng Cần Thơ TÓM TẮT Chiến tranh biên giới Tây Nam (1975 – 1979) diễn ra trong hoàn cảnh Việt Nam vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc với nhiều khó khăn. Từ chỗ đấu tranh tự vệ để bảo vệ lãnh thổ và nhân dân, quân đội Việt Nam quyết định tiêu diệt chế độ diệt chủng Pol Pot để vừa bảo vệ mình vừa giải phóng nhân dân Campuchia khỏi chế độ diệt chủng. Tuy nhiên, nhận định về cuộc chiến này có nhiều hướng khác nhau. Vì vậy, việc tìm kiếm của nguồn tư liệu lịch sử từ các học giả nước ngoài sẽ góp phần bổ sung những thông tin khách quan về chiến tranh biên giới Tây Nam. Từ khóa: Chiến tranh biên giới Tây Nam; tư liệu; học giả nước ngoài; chính quyền Campuchia dân chủ; Khmer Đỏ. ĐẶT VẤN ĐỀ * Việt Nam – Campuchia là hai nước láng giềng hữu nghị và thân thiện, nhân dân sớm có quan hệ đoàn kết gắn bó, cùng giúp nhau trong lịch sử, mối quan hệ đó đã trở thành truyền thống giữa hai dân tộc. Trong khoảng thời gian (XIX – XX), hai dân tộc cùng sát cánh bên nhau chống kẻ thù chung là thực dân Pháp – đế quốc Mỹ, Việt Nam đáp lời kêu gọi của cách mạng Campuchia, sẵn sàng đưa quân tình nguyện sang giúp bạn chống Pháp, Mỹ. Ngày 17 tháng 4 năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Campuchia giành thắng lợi cũng là thắng lợi chung của tình đoàn kết chiến đấu ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Do có âm mưu từ trước, khi tập đoàn Pôn Pốt – Iêng Xa ri – Khiêu Xămphon, đại diện cho phái Khmer Đỏ lên nắm quyền đã thi hành đường lối đối nội, đối ngoại phản động. Đặc biệt, về đối ngoại, chính quyền Campuchia dân chủ kích động hận thù dân tộc để chống đối Việt Nam, ráo riết xây dựng các lực lượng vũ trang, bất ngờ đưa quân đánh chiếm các vùng biên giới Tây Nam. Quân dân Việt Nam buộc phải tham gia cuộc chiến thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình. Tuy nhiên, đã có những luồng dư luận xuyên tạc sự thật .