Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa - một số xu hướng chính ở Việt Nam

Ở Việt Nam, có hai xu hướng nghiên cứu chính: xu hướng tự nghiệm và xu hướng giới thiệu lý thuyết từ phương Tây. Hai xu hướng này bao gồm bốn hình thức nghiên cứu: Nghiên cứu tác phẩm văn học từ các yếu tố văn hóa, nghiên cứu văn học trên cơ sở chỉ ra các chủ đề văn hóa, tư tưởng văn hóa, các giá trị văn hóa trong văn học, dùng giá trị văn hóa để cắt nghĩa văn học, nghiên cứu văn học từ hoàn cảnh xã hội, tiền đề văn hóa, nghiên cứu theo ngữ học văn hóa, thi pháp học văn hóa, ký hiệu văn hóa. | Phùng Phương Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 153 - 158 NGHIÊN CỨU VĂN HỌC TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA – MỘT SỐ XU HƯỚNG CHÍNH Ở VIỆT NAM Phùng Phương Nga* Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Ở Việt Nam, có hai xu hướng nghiên cứu chính: xu hướng tự nghiệm và xu hướng giới thiệu lý thuyết từ phương Tây. Hai xu hướng này bao gồm bốn hình thức nghiên cứu: nghiên cứu tác phẩm văn học từ các yếu tố văn hóa, nghiên cứu văn học trên cơ sở chỉ ra các chủ đề văn hóa, tư tưởng văn hóa, các giá trị văn hóa trong văn học; dùng giá trị văn hóa để cắt nghĩa văn học, nghiên cứu văn học từ hoàn cảnh xã hội, tiền đề văn hóa, nghiên cứu theo ngữ học văn hóa, thi pháp học văn hóa, ký hiệu văn hóa Từ khóa: nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa, phương pháp, Việt Nam Bất kì ngành khoa học nào cũng có lí thuyết và hệ thống phương pháp nghiên cứu phù hợp. Tuy nhiên, cần lựa chọn phương pháp đúng thời điểm, đúng đối tượng bởi đó là chìa khóa quan trọng mở ra nhiều thành công và những chân trời tri thức mới. Thực tế nghiên cứu cho thấy, không có phương pháp nghiên cứu nào không bị thay thế bằng một phương pháp mới hơn. Trong mấy chục năm qua, sự thay đổi về quan niệm giá trị, thay đổi về đề tài, chủ đề, kỹ thuật văn học đã làm cho các nhà lý luận phê bình thấy cần thiết phải có những phương pháp giải mã văn bản một cách phù hợp. Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa được đánh giá là một phương pháp/một cách tiếp cận đem lại nhiều kết quả mới.* Với truyền thống từ hàng nghìn năm trước, Việt Nam là đất nước có nền văn học dân tộc đáng tự hào, nhất là thơ ca. Tuy nhiên, ở góc độ lý luận văn học, phương pháp nghiên cứu văn học lại có sự phát triển không đồng bộ với thực tế sáng tác. Sự tồn tại của các cấp độ trong phương pháp nghiên cứu văn học dường như chỉ mang ý nghĩa về mặt lý thuyết. Chính vì vậy, đặt ra vấn đề nghiên cứu lý thuyết, tìm hiểu lịch sử của một lý thuyết hay một phương pháp (tức là tìm hiểu về sự xuất hiện, vận dụng và sáng tạo) là vấn đề vô

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.