Nội dung của luận văn gồm phần đặt vấn đề, 3 chương, kết luận và tài liệu tham khảo. Chương I của luận văn trình bày tổng quan về công nghệ FPGA, các lĩnh vực ứng dụng của công nghệ này và các công cụ phát triển, hỗ trợ lập trình trên FPGA. Chương II của luận văn trình bày về kỹ thuật xử lý dữ liệu pipeline, cách thức tổ chức pipeline trong công nghệ FPGA và đánh giá hiệu quả của kỹ thuật này. Chương III thực hiện thiết kế lõi IP xử lý hình ảnh cụ thể lõi IP sẽ xác định các điểm ảnh bị lỗi và sửa chúng, xác định màu bằng phương pháp nội suy, sửa ma trận màu. Phần kết luận của luận văn trình bày các kết quả đạt được và những hạn chế của luận văn, hướng phát triển của luận văn trong các nghiên cứu tiếp theo. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ PHẠM ĐỨC HIẾU CÔNG NGHỆ LẬP TRÌNH FPGA VÀ ỨNG DỤNG XỬ LÝ DỮ LIỆU ĐA PHƢƠNG TIỆN Ngành: Công nghệ thông tin Chuyên ngành: Kỹ thuật phần mềm Mã số: 6048013 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ QUANG MINH Hà Nội 2016 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây với sự phát triển của công nghệ bán dẫn trong việc tạo ra những bộ vi xử lý và vi điều khiển, các hệ thống đo lường và điều khiển ngày càng thông minh hơn, giải quyết được nhiều bài toán phức tạp hơn. Tuy nhiên các hệ thống ngày càng hoàn thiện hơn, thông minh hơn thì vi xử lý và vi điều khiển chưa thể đáp ứng hết nhu cầu. Sự xuất hiện các thiết bị có thể lập trình như FPGA (Filed Progammable Gate Array đã tạo ra bước đột phá. Với công nghệ FPGA đã có rất nhiều công trình nghiên cứu giải quyết các bài toán lớn như bài toán xử lý tín hiện số, mật mã và nhận dạng. Các nghiên cứu hiện nay chủ yếu đi theo hướng kết hợp các bộ FPGA với những bộ xử lý thông thường trong một chip tạo ra hệ thống mới RCS (reconfigurable Computing System). Đây là một mô hình mới trong thiết kế các hệ thống có khả năng tính toán rất mạnh, thay thế được cho những máy tính lớn. Không những thế, các thiết bị này có khả năng tái lập trình nên các hệ thống này có độ linh hoạt cao, có thể thay đổi lại cấu hình để đáp ứng nhiều thuật toán hay các yêu cầu khác nhau về phần cứng trong quá trình hệ thống đang hoạt động. Cùng với sự bùng nổ của các mạng internet, mạng di động là các nhu cầu giải trí, truyền thông đa phương tiện. Để tăng chất lượng dịch vụ của các dịch vụ đa phương tiện thì việc xử lý các dữ liệu đa phương tiện là rất cần thiết. Hiện nay các giải pháp xử lý dữ liệu đa phương tiện đều có chi phí rất cao. Do vậy mục đích của nghiên cứu này là ứng dụng công nghệ FPGA vào việc xử lý dữ liệu đa phương tiện một cách hiệu quả. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1. Công nghệ FPGA: các lĩnh vực ứng dụng, các công cụ phát triển 2. Kỹ thuật xử lý nhanh dữ liệu pipeline. 3. Ứng dụng kỹ thuật pipeline .