Con đường học thuật của Lương Đức Thiệp

Bài viết tập trung tìm hiểu những công trình lí luận phê bình văn học chứ không phải về xã hội và lịch sử của Lương Đức Thiệp. Và chính vì đây là những căn cứ chủ yếu, chúng tôi phải rất coi trọng và cố công đi tìm cho được những văn bản gốc được công bố lần đầu tại các Nxb ở Hà Nội vào đầu những năm 40 thế kỉ trước. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 71-78 This paper is available online at DOI: CON ĐƯỜNG HỌC THUẬT CỦA LƯƠNG ĐỨC THIỆP Ngô Thị Thu Hường Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai Tóm tắt. Lương Đức Thiệp chủ yếu chỉ xuất hiện trên văn đàn vẻn vẹn có hơn 4 năm, với các công trình: Việt Nam thi ca luận (1942); Xã hội Việt Nam (1943); Việt Nam tiến hóa sử (1943); Văn chương và xã hội (1944); Nghệ thuật thi ca (1945).. Không được Nguyễn Vỹ gọi là thiên tài, nhưng trong khoảng 4 năm, với tuổi đời còn trẻ Lương Đức Thiệp đã viết được năm công trình xã hội học, sử học mà chủ yếu là về văn học; dù không tránh khỏi sai sót bên cạnh nhiều điều khả thủ, thì ông cũng là một tác gia lí luận phê bình có đóng góp nhất định thời trước cách mạng cần được nghiên cứu, để hiểu toàn diện thực trạng của Hàn Thuyên nói riêng, của lí luận phê bình văn học trước cách mạng nói chung. Từ khóa: Hàn Thuyên, Lương Đức Thiệp, lí luận phê bình văn học, văn học và xã hội, thơ ca Việt Nam, Đặc trưng thể loại thơ ca. 1. Mở đầu Công trình đầu tay của Lương Đức Thiệp là Việt Nam thi ca luận vừa ra đời năm 1942, thì ngay đầu năm sau vào tháng 1/1943 Chu Thiên đã khẳng định: “Ông Lương Đức Thiệp đã khéo đưa ta nhận thấy rõ ràng nguồn gốc của thơ ca Việt Nam, thơ Việt Nam hiện đại, tính cách thơ Việt Nam xưa và chủ trương của ông về thơ ca. Tôi thấy ông ngay thẳng và công bình hơn phần nhiều nhà phê bình khác vì cảm tình mà quá khen hoặc quá chê các nhà thơ đương thời” [3]. Tuy nhiên, công trình về xã hội lịch sử như Xã hội Việt Nam thì lại bị cụ Nguyễn Văn Tố cho rằng tác giả đã “nhầm lẫn nhiều lắm. . . Quyển sách ấy chẳng những không ích gì mà còn hại thêm vì nói xấu người đời xưa, nói xúc phạm đến người anh hùng hào kiệt” [8]. Đồng chí Trường Chinh đã đặt vấn đề: “Cái chiêu bài Tân văn hóa của Hàn Thuyên, ở đó một số trốtkít đang hoành hành chẳng đáng ngờ lắm sao?” [1]. Vũ Đức Phúc nhận định: “Lương Đức Thiệp trong

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.