Nội dung bài viết muốn khai thác bút pháp huyền ảo được Nguyễn Xuân Khánh sử dụng trong Mẫu Thượng Ngàn với các vấn đề mang tính tín ngưỡng dân gian như tín ngưỡng thờ vật linh, về tục trải ổ gắn liền với câu chuyện huyền thoại ông Đùng bà Đà, tín ngưỡng thờ Mẫu của người dân làng Cổ Đình. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 84-90 This paper is available online at DOI: BÚT PHÁP HUYỀN ẢO TRONG TIỂU THUYẾT MẪU THƯỢNG NGÀN CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH Trương Thị Kim Anh Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội, Trường Đại học Đồng Nai Tóm tắt. Nội dung bài viết muốn khai thác bút pháp huyền ảo được Nguyễn Xuân Khánh sử dụng trong Mẫu Thượng Ngàn với các vấn đề mang tính tín ngưỡng dân gian như tín ngưỡng thờ vật linh, về tục trải ổ gắn liền với câu chuyện huyền thoại ông Đùng bà Đà, tín ngưỡng thờ Mẫu của người dân làng Cổ Đình. Chính những tín ngưỡng dân gian đó đã giúp cho người Việt ta phần nào vượt qua được những tác động của các luồng văn hóa ngoại lai trong dòng chảy biến thiêng của lịch sử nước nhà. Ngôi làng Cổ Đình như là một minh chứng lịch sử cho sự tồn tại những tín ngưỡng đó, đặc biệt nhất là tín ngưỡng thờ Mẫu. Từ khóa: Mẫu Thượng Ngàn, bút pháp huyền ảo, đạo Mẫu, phong tục, tín ngưỡng, lễ hội, làng, lên đồng, lịch sử. 1. Mở đầu Nguyễn Xuân Khánh là một hiện tượng văn học khá nổi tiếng trong những năm gần đây với bộ ba tiểu thuyết: Hồ Quý Ly (2000), Mẫu Thượng Ngàn (2005), Đội gạo lên chùa (2011). Mặc dù đã xuất hiện trên thi đàn văn học từ rất sớm khoảng những năm 50 của thế kỉ XX, nhưng đến đầu thế kỉ XXI, tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh mới được công chúng và giới nghiên cứu phê bình văn học đánh giá cao. Mẫu Thượng Ngàn là một trong ba cuốn tiểu thuyết trên của Nguyễn Xuân Khánh được viết theo bút pháp huyền ảo khá đậm đặc. Trên cái nền đan xen giữa hai yếu tố hiện thực và huyền ảo, một không gian văn hóa làng quê Việt Nam vào những năm đầu thế kỉ XX hiện ra với các phong tục tập quán gắn liền với những câu chuyện huyền thoại, những tín ngưỡng dân gian qua việc thờ Mẫu của người dân Việt Nam. Trong bài viết Tự sự hậu thực dân: Lịch sử và huyền thoại trong Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, tác giả Đoàn Ánh Dương đã nhận định rằng: “Mẫu Thượng Ngàn là lịch sử của