Bài viết này trình bày 05 nguyên tắc đảm bảo mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông, hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất cho người học, đảm bảo tính khoa học đảm bảo tính khả thi, vừa sức và có ý nghĩa với HS, đảm bảo tính giáo dục và giáo dục vì sự phát triển bền vững, đảm bảo tính thực tiễn, quan tâm tới những vấn đề mang tính xã hội của địa phương. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 71-78 This paper is available online at DOI: NGUYÊN TẮC, QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TRONG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Đào Thị Việt Anh, Chu Văn Tiềm Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tóm tắt. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông. Theo đó, chương trình và sách giáo khoa mới được xây dựng theo hướng tăng cường tích hợp ở cấp Tiểu học và Trung học cơ sở, phân hoá và định hướng nghề nghiệp ở chương trình Trung học phổ thông. Vì vậy, việc xây dựng các chủ đề tích hợp là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với giáo viên hiện nay. Bài báo này trình bày 05 nguyên tắc (Đảm bảo mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông, hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất cho người học; Đảm bảo tính khoa học; Đảm bảo tính khả thi, vừa sức và có ý nghĩa với HS; Đảm bảo tính giáo dục và giáo dục vì sự phát triển bền vững; Đảm bảo tính thực tiễn, quan tâm tới những vấn đề mang tính xã hội của địa phương) và quy trình 05 bước (Xác định vấn đề cần giải quyết và đặt tên chủ đề tích hợp; Xác định nội dung kiến thức của chủ đề tích hợp; Xác định mục tiêu của chủ đề tích hợp; Thiết kế các hoạt động dạy học; Xây dựng công cụ đánh giá mục tiêu) xây dựng chủ đề tích hợp trong dạy học môn Khoa học tự nhiên ở trường Trung học cơ sở. Từ khóa: Dạy học tích hợp, chủ đề tích hợp, khoa học tự nhiên, tích hợp, nguyên tắc, quy trình. 1. Mở đầu Dạy học tích hợp được quan tâm nghiên cứu từ những năm 50 của thế kỉ XX và được vận dụng trong xây dựng chương trình Giáo dục phổ thông ở nhiều nước trên thế giới như: Australia, Anh, Hoa kì, Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Philippines., qua đó đã khẳng định hiệu quả của dạy học tích hợp đối với hình thành và phát triển năng lực người học, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề của đời sống thực tiễn [10]. Ở Việt .