Vận dụng thuyết đa trí tuệ để tổ chức dạy học phân hóa môn Địa lí ở trường trung học phổ thông

Bài viết đã đề xuất cách thức tổ chức dạy học phân hóa môn Địa lí đáp ứng đa dạng trí tuệ của học sinh trong lớp học, từ việc tìm hiểu đặc điểm trí tuệ của mỗi học sinh, xác định mục tiêu bài học, lựa chọn hình thức tổ chức, phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm trí tuệ của học sinh trong lớp học đến việc đánh giá sự phát triển trí tuệ của HS trong quá trình dạy học. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 130-137 This paper is available online at DOI: VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÂN HÓA MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Nguyễn Thị Thu Anh Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner đã khẳng định mỗi người đều có một vài kiểu trí tuệ riêng biệt. Trên cơ sở phân loại trí tuệ của Howard Gardner bài viết đã đề xuất cách thức tổ chức dạy học phân hóa môn Địa lí đáp ứng đa dạng trí tuệ của học sinh trong lớp học, từ việc tìm hiểu đặc điểm trí tuệ của mỗi học sinh, xác định mục tiêu bài học, lựa chọn hình thức tổ chức, phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm trí tuệ của học sinh trong lớp học đến việc đánh giá sự phát triển trí tuệ của HS trong quá trình dạy học. Tiếp cận dạy học phân hóa phù hợp với đặc điểm trí tuệ của HS trong lớp học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí ở trường trung học phổ thông. Từ khóa: Thuyết đa trí tuệ, dạy học phân hóa, thế mạnh trí tuệ, học sinh, giáo viên. 1. Mở đầu Theo Gardner có tám loại trí tuệ nổi bật đó là trí tuệ ngôn ngữ, trí tuệ âm nhạc, trí tuệ logic - toán, trí tuệ không gian, trí tuệ vận động, giao tiếp, nội tâm, trí tuệ tự nhiên học [1]. Thuyết đa trí tuệ đã giúp giáo viên (GV) hiểu rằng cách tốt nhất để dạy học là thay đổi linh hoạt theo năng lực và nhu cầu của từng HS. Armstrong đã áp dụng Thuyết đa trí tuệ của Gardner vào việc giảng dạy trên lớp học. Ông đã đề xuất các chiến lược dạy học cho từng loại trí tuệ, xây dựng môi trường lớp học đa trí tuệ, trường học đa trí tuệ,. . . . Armstrong khẳng định “HS có sự khác biệt về thiên hướng trí tuệ nên GV cần ứng dụng nhiều chiến lược dạy học khác nhau” [2; tr 83]. Các tác giả Breaux và Magee, [3]; Tomlinson, [4]. đều cho rằng cần quan tâm để khơi gợi tiềm năng và tạo điều kiện cho học sinh (HS) được học theo kiểu trí tuệ của mình. Cần sử dụng nhiều phương .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.