Bài viết đề cập đến việc vận dụng quy trình dạy học theo lí thuyết kiến tạo trong dạy học ở tiểu học, xây dựng kế hoạch dạy học theo quy trình kiến tạo từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện và phát triển năng lực cá nhân của học sinh tiểu học. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 157-162 This paper is available online at DOI: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ KHIẾM THÍNH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON Bùi Thị Lâm và Bùi Ánh Ngọc Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Khám phá khoa học là một hoạt động đầy thú vị đối với trẻ khiếm thính ở trường mầm non và cũng là hoạt động học ngôn ngữ của trẻ. Bài viết trình bày những cách thức hỗ trợ nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính trong hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non gồm: giới thiệu cho trẻ từ ngữ sử dụng trong hoạt động khám phá khoa học; lôi cuốn trẻ khiếm thính nói chuyện trong hoạt động khám phá; sử dụng sách khoa học để củng cố, mở rộng ngôn ngữ có liên quan đến hoạt động khám phá. Bài báo đề cập đến việc vận dụng quy trình dạy học theo lí thuyết kiến tạo trong dạy học ở tiểu học, xây dựng kế hoạch dạy học theo quy trình kiến tạo từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện và phát triển năng lực cá nhân của học sinh tiểu học. Từ khóa: Khám phá khoa học, phát triển ngôn ngữ, trẻ khiếm thính, trường mầm non. 1. Mở đầu Phát triển ngôn ngữ là một trong những mục tiêu quan trọng trong giáo dục trẻ khiếm thính ở trường mầm non. Nghiên cứu các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính thông qua các hoạt động khác nhau ở trường mầm non luôn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học nghiên cứu về giáo dục trẻ khiếm thính. Nghiên cứu về đặc điểm hoạt động khám phá khoa học ở trẻ khiếm thính đã được các tác giả Bybee, , Hendricks, [1], Lindsey Jones [5], Sungmin ML and Okja Kim [11] quan tâm nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu đã cho rằng khám phá khoa học là một hoạt động đầy thú vị đối với trẻ khiếm thính ở trường mầm non. Hoạt động này hình thành ở trẻ sự thích thú, đam mê khám phá, nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên trong trẻ. Thông qua các hoạt động khám phá khoa