Bài viết này nghiên cứu về kết cấu cặp đôi trong kịch của Samuel Beckett. Nghiên cứu chia thành hai trường hợp: Cặp đôi tương đồng và cặp đôi khác biệt. Ở cặp đôi tương đồng, nhà văn miêu tả những nhân vật tương đối giống nhau về cả ngoại hình, tuổi tác và mục đích, hoàn cảnh sống. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 29-35 This paper is available online at DOI: KẾT CẤU NHÂN VẬT CẶP ĐÔI TRONG KỊCH CỦA SAMUEL BECKETT Lê Thúy Hằng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt. Bài viết này nghiên cứu về kết cấu cặp đôi trong kịch của Samuel Beckett. Nghiên cứu chia thành hai trường hợp: cặp đôi tương đồng và cặp đôi khác biệt. Ở cặp đôi tương đồng, nhà văn miêu tả những nhân vật tương đối giống nhau về cả ngoại hình, tuổi tác và mục đích, hoàn cảnh sống. Ở cặp đôi khác biệt, nhà văn phác họa những hình tượng có sự tương phản, khác biệt về nhiều khía cạnh. Nhìn chung, các nhân vật của Samuel Beckett đều có mẫu số chung là những con người đại diện cho nhân loại đau khổ. Từ khóa: Samuel Beckett; kết cấu; nhân vật; kịch. 1. Mở đầu Trong văn học thế giới, chúng ta đã từng biết đến nhiều cặp đôi nhân vật nổi tiếng như Đôn Kihôtê và Xanchô Panxa (Truyện hiệp sĩ trứ danh Đôn Kihôtê thuộc dòng Hiđangô người xứ Mantra của Miguel de Cervantes), Simen và Rôđrigơ (Lơ-xit của Pierre Corneille) Jăng Vanjăng và Giave (Những người khốn khổ của V. Hugo). . . Các nhân vật này thường xuất hiện trong mối quan hệ đặc biệt nào đó, tương đồng hoặc khác biệt/tương phản, để soi chiếu cho nhau, góp phần làm nổi bật tính cách, số phận nhân vật và chủ đề của tác phẩm. Kiểu kết cấu nhân vật cặp đôi chính là một trong những biện pháp nghệ thuật được nhiều nhà văn yêu thích. Samuel Beckett cũng kế thừa lối kết cấu này trong truyền thống để sáng tạo nên những cặp đôi trong các vở kịch của mình. Bài viết này sẽ tìm hiểu kiểu kết cấu nhân vật cặp đôi trong kịch của nhà văn từng đoạt giải Nobel Văn học (1969). Nghiên cứu về kết cấu nhân vật của kịch Samuel Beckett, trong nước có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu như Đặng Anh Đào [6-8], Nguyễn Văn Dân [4], Lê Nguyên Cẩn [3], Vũ Đình Phòng [17], Nguyễn Thùy Linh [14-15], . . . Ở nước ngoài, nghiên cứu về các