Bài viết đưa ra một số kiến nghị khi xây dựng cộng đồng học tập liên quan tới vấn đề áp dụng ý tưởng của phương Tây trong môi trường văn hóa Việt Nam. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 126-133 This paper is available online at DOI: XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP TIẾNG ANH: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨ KHI LƯẠ CHỌN MÔ HÌNH HỌC TẬP CỦA PHƯƠNG TÂY Nguyễn Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Mộc Lan Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Hiện nay, nhiều nghiên cứu trên thế giới đang chuyển sự chú ý từ phương thức học chính thức (formal) trong lớp học, sang phương thức học không chính thức (informal) ngoài lớp học do các nghiên cứu cho thấy phương thức học không chính thức này tỏ ra hiệu quả, linh hoạt, giúp hình thành ở người học năng lực học tập suốt đời. Cộng Đồng Học Tập là một trong những hình thức học không chính thức, đã được phát triển thành một lí thuyết học tập ở phương Tây từ những năm 90. Tuy vậy, ở Việt Nam, lí thuyết về Cộng Đồng Học Tập chưa được thảo luận và áp dụng nhiều. Bài viết này báo cáo về việc áp dụng lí thuyết Cộng Đồng Học Tập vào việc tăng cường các hoạt động học tập tiếng Anh cho sinh viên không chuyên tại một cơ sở giáo dục. Các dữ liệu thu được bao gồm bảng hỏi, phỏng vấn và quan sát hoạt động cộng đồng. Kết quả cho thấy mặc dù sinh viên vẫn giữ quan niệm truyền thống cho rằng, người thầy là người nắm giữ vai trò truyền đạt kiến thức, họ đã tỏ ra có hứng thú học tập cao, và có thái độ tương đối tự tin và độc lập đối với cách học này mà không cần vai trò truyền đạt kiến thức của thầy giáo. Dựa vào kết quả nghiên cứu, bài báo đưa ra một số kiến nghị khi xây dựng cộng đồng học tập liên quan tới vấn đề áp dụng ý tưởng của phương Tây trong môi trường văn hoá Việt Nam. Từ khóa: Cộng đồng học tập, lí thuyết học tập phương Tây, học suốt đời, học không chính thức, đường cong học tập. 1. Mở đầu Theo quan niệm truyền thống, quá trình học tập cần diễn ra trong lớp học có sự tham gia của thầy và trò. Người thày được coi là người nắm giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình học của học sinh, là người truyền