Bài viết đề cập nội dung, ý nghĩa của chế độ sinh hoạt hàng ngày đối với việc giáo dục tính tự lập cho trẻ. Trên cơ sở đó, đưa ra định hướng việc sử dụng chế độ sinh hoạt hàng ngày làm phương tiện để tổ chức cuộc sống cho trẻ, tạo cơ hội để trẻ được thể hiện nhu cầu, sở thích, được tự tham gia vào các hoạt động hàng ngày phục vụ cho cá nhân, cho tập thể thông qua các hoạt động chơi, học, ăn, ngủ,. góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ nói chung và giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi nói riêng. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 445 (Kì 1 - 1/2019), tr 20-25 SỬ DỤNG CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG NGÀY LÀM PHƯƠNG TIỆN GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ 3-4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON Lê Thị Huyên - Trường Đại học Hồng Đức Ngày nhận bài: 17/06/2018; ngày sửa chữa: 03/07/2018; ngày duyệt đăng: 04/12/2018. Abstract: The article refers to the content and meaning of daily living mode in educating independent personality for children. On that basis, we offer orientation to use daily living mode as a means of organizing life for children, creating opportunities for children to express their needs, interests and self-participation in daily activities to serve individuals, group through activities of playing, learning, eating, sleeping,. That contributes to improving the quality of children education in general and education of children's independent personality for 3-4 years old children in particular. Keywords: Independent personality, educating independent personality, daily living mode in preschool, means, using daily living mode. 1. Mở đầu Tính tự lập (TTL) là một trong những phẩm chất rất quan trọng trong nhân cách của con người. Tự lập giúp con người chủ động, dễ thích ứng và hòa nhập với những biến đổi của tự nhiên, xã hội. TTL càng phát triển thì con người càng thành công trong cuộc sống. Trong quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách, lứa tuổi mầm non có vị trí đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển sau này. Giáo dục TTL cho trẻ ngay từ khi còn bé là hết sức cần thiết, giúp trẻ có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, công việc, nhiệm vụ được giao; đặc biệt là trẻ 3-4 tuổi đã xuất hiện nhu cầu tự lập. Trẻ muốn tự khẳng định mình bằng cách “tập làm người lớn”, mong muốn được làm những công việc của người lớn, nhưng thực tế trẻ chưa đủ sức lực và tri thức để làm; dẫn đến ở trẻ diễn ra mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu và khả năng của chính mình. Các nhà tâm lí học gọi đây là “Thời kì khủng hoảng tuổi lên 3”. Vậy làm cách nào để giúp trẻ giải quyết mâu .