Nghiên cứu được thực hiện trên 214 giảng viên, 17 cán bộ quản lí và 120 sinh viên của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên nhằm phát hiện thực trạng mức độ biểu hiện năng lực kiểm tra, đánh giá của giảng viên, từ đó có căn cứ khoa học giúp các nhà quản lí lên kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực kiểm tra, đánh giá cho giảng viên. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 445 (Kì 1 - 1/2019), tr 35-39 THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Lê Thị Phương Hoa, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Ngày nhận bài: 24/07/2018; ngày sửa chữa: 27/07/2018; ngày duyệt đăng: 27/08/2018. Abstract: The research was carried out on 217 lecturers, 17 managers and 120 students of Thai Nguyen University of Education to find out the current status of competency of testing and assessing of lecturers. From the result, we find out the scientific basis to help managers to plan the training, fostering to improve the competency of testing and assessing for lecturers. The research results showed that there was still a part of lecturers, who possess the high level of proficiency with the good teaching methods, were not really interested in testing and assessing learning results of students; the evaluation of students’ learning results was not really objective. Keywords: Assessment, competency, assessment competency, competency of testing and assessing learning results, lecturer. 1. Mở đầu Kiểm tra, đánh giá (KT, ĐG) kết quả học tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giảng viên (GV), góp phần làm tăng hiệu quả giảng dạy. Trong hoạt động dạy học, GV là người trực tiếp tác động tạo ra những thay đổi ở người học. Muốn xác định người học - sản phẩm của quá trình giáo dục đáp ứng mức độ nào so với mục tiêu đã đề ra thì GV phải tiến hành KT, ĐG. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều GV chưa thực sự quan tâm đến công tác KT, ĐG kết quả học tập của sinh viên (SV); chưa sử dụng phối hợp nhiều hình thức đánh giá; Lúng túng khi sử dụng các phương pháp đánh giá hiện đại. dẫn đến kết quả đánh giá không đảm bảo được sự khách quan. Do đó, việc đi sâu nghiên cứu thực trạng mức độ biểu hiện năng lực KT, ĐG của GV sư phạm để có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực này cho đội ngũ GV là việc làm có ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn. Bài viết đề