Nội dung bài viết trình bày chi ngân sách nhà nước và kiểm soát chi qua kho bạc nhà nước, thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên của NSNN qua Kho bạc Nhà nước Tây Hồ, giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của NSNN qua Kho bạc Nhà nước Tây Hồ. Mời các bạn tham khảo! | i MỞ ĐẦU Chi NSNN (bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư ) gắn liền với với việc duy trì và tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước, thực hiện các chức năng của Nhà nước. Trong đó chi thường xuyên có tính chất tiêu hao trực tiếp không có tính chất thu hồi như chi đầu tư, do vậy để đảm bảo việc sử dụng NSNN trong việc chi thường xuyên có hiệu quả, đúng như mục đích yêu cầu đã đặt ra, Nhà nước giao nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng như Tài chính, Kho bạc Nhà nước kiểm tra kiểm soát việc chi tiêu của các đơn vị sử dụng NSNN. Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm soát các khoản chi thường xuyên của NSNN luôn luôn được đặt ra, nhằm đảm bảo kỷ luật tài chính, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, không gây lãng phí cho NSNN, để làm được việc này cần có những giải pháp nhằm hòan thiện công tác kiểm sóat chi thường xuyên từ cơ quan quan lý cấp cơ sở. Xuất phát từ việc nghiên cứu môi trường và thực tế công việc tại KBNN Tây Hồ, tôi quyết định , tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là “Hoàn thiện công tác kiểm soát các khoản chi thường xuyên của NSNN qua Kho bạc Nhà nước Tây Hồ” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế của tôi. Chương 1 CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ KIỂM SOÁT CHI QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC Chi NSNN và đặc điểm chi thường xuyên của NSNN – Khái niệm chi NSNN Chi NSNN thể hiện các quan hệ tài chính tiền tệ được hình thành trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo các nhu cầu chi ii tiêu của bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng chính trị, kinh tế, xã hội của Nhà nước. Đặc điểm chi thường xuyên NSNN Chi thường xuyên những khoản chi có tính chất đều không thể trì hoãn, không thể gián đoạn, không mang tính hoàn trả trực tiếp, gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước . Chi thường xuyên bao gồm : Chi cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, các hoạt động sự nghiệp kinh tế, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, hoạt động của các cơ quan Đảng và các tổ chức chính trị xã hội, chi trợ giá .