Mục đích nghiên cứu: Đề xuất và đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính tại Đài TNVN trong giai đoạn từ nay đến năm 2010. Mời các bạn tham khảo! | i MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong bất kỳ tổ chức nào, dù là tổ chức kinh doanh hoặc phi kinh doanh, thì quản lý nói chung và đặc biệt là quản lý tài chính đều hƣớng tới mục tiêu cơ bản là hiệu quả sử dụng nguồn tài chính phải đạt đƣợc tới mức cao nhất có thể đạt đƣợc. Đối với Đài Tiếng nói Việt Nam, hiệu quả sử dụng nguồn tài chính là giải quyết mối quan hệ giữa nguồn tài chính do ngân sách Nhà nƣớc cấp ( thu sự nghiệp ) và mức độ hoàn thành nhiệm vụ do Đảng, Chính phủ giao cho Đài Tiếng nói Việt Nam là một đơn vị sự nghiệp có thu, đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ giao cho quyền tự chủ tài chính theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP về chế độ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu. Với nguồn tài chính ổn định qua từng năm, Đài Tiếng nói Việt Nam một mặt phải đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày một tăng cao của một Đài phát thanh quốc gia, một mặt phải tính toán giảm dần các khoản chi không hợp lý từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc, đồng thời nâng cao đời sống cho hơn 2000 cán bộ, công nhân viên trong khi đó vẫn phải đảm bảo nguyên tắc, chế độ tài chính theo quy định. Chính vì lý do này mà tôi chọn đề tài “Tăng cƣờng quản lý tài chính tại Đài Tiếng nói Việt Nam” làm luận án tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất và đƣa ra một số phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý tài chính tại Đài TNVN trong giai đoạn từ nay đến năm 2010. 3. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Cơ chế tự chủ và những cách thức quản lý tài chính đang áp dụng trong giai đoạn 2002 – 2006 - Phạm vi nghiên cứu: Đi sâu nghiên cứu, phân tích và tìm ra phƣơng hƣớng, biện pháp để hoàn thiện và tăng cƣờng công tác quản lý tài chính tại các ii đơn vị dự toán các cấp tại Đài TNVN, trong đó chú trọng đến công tác chi của một số đơn vị cấp 2. - Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phƣơng pháp thống kê kết hợp với phƣơng pháp so sánh. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: - Về lý luận: Làm sáng tỏ