Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1 - Tổng quan về chất lượng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Chương 2 - Thực trạng chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng – Chi nhánh Thanh Hóa. Chương 3 - Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng – Chi nhánh Thanh Hóa. | MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn Trong môi trường hoạt động nhiều thử thách, các ngân hàng phải gánh chịu rủi ro đáng kể để kiếm được lợi nhuận kỳ vọng. Một trong những hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận và cũng như rủi ro lớn nhất đối với một ngân hàng đó là hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng là hai yếu tố song hành, không thế tách rời. Ngân hàng không thể loại bỏ hoàn toàn được rủi ro tín dụng trong hoạt động của mình mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại tối đa mà rủi ro tín dụng có thể mang lại. Đứng trên quan điểm quản trị toàn bộ hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, một tỷ lệ tổn thất dự kiến đối với hoạt động tín dụng phải luôn được xác định trong chiến lược hoạt động chung. Khi ngân hàng kinh doanh với mức tổn thất thấp hơn hoặc bằng mức tỷ lệ tổn thất dự kiến thì đó là sự thành công trong lĩnh vực quản trị rủi ro. Việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng là vấn đề mà các NHTM, các cơ quan quản lý luôn quan tâm và chú trọng để xây dựng các biện pháp phù hợp. Xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng hoàn thiện mang tính chất then chốt trong sự tồn tại của một ngân hàng thương mại. Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng là một trong những ngân hàng TMCP uy tín, tình hình kiểm soát tín dụng trong thời gian qua cũng được xem là khá tốt; công tác quản trị rủi ro tín dụng luôn luôn được coi trọng. Ðặc biệt tại Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng – Chi nhánh Thanh Hóa công tác quản trị rủi ro tín dụng đã bắt đầu được quan tâm chặt chẽ cùng với sự phát triển cả quy mô tín dụng. Tuy nhiên, công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh vẫn chưa hoàn toàn đạt được những thành công mong muốn. Do vậy, nợ xấu đang có xu hướng tăng lên qua các năm, năm 2011 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 0,32%, năm 2012 là 1,35% (tăng 1,03%), năm 2013 khá cao là 1,73% (tăng 0,38% so với năm 2012) và tính đến năm 2014 tỷ lệ nợ .