Nội dung bài viết này công bố kết quả khảo sát, điều tra về thực trạng KTĐG theo năng lực trong dạy học ở trường phổ thông của hơn 160 GV hiện giảng dạy nhiều môn học khác nhau ở 30 trường Trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; cùng với đó là kết quả khảo sát ở 280 sinh viên (SV), 58 giảng viên và 19 cán bộ quản lí của Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng về thực trạng KTĐG theo năng lực đối với SV khối sư phạm. Kết quả là cơ sở để nghiên cứu các nội dung liên quan đến KTĐG năng lực trong dạy học nói chung và trong DHTH nói riêng. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 51-58 This paper is available online at DOI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Nguyễn Bảo Hoàng Thanh, Lê Thanh Huy, Lê Văn Đức Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng Tóm tắt. Kiểm tra đánh giá (KTĐG) trong dạy học nói chung, trong dạy học tích hợp (DHTH) nói riêng là một thước đo chuẩn xác cho sự hiệu quả và tính khả thi của một bài dạy, một chủ đề tích hợp. Từ kết quả của việc KTĐG, giáo viên (GV) biết được các phương pháp dạy học (PPDH) được áp dụng, các mục tiêu đề ra đã phù hợp chưa, bên cạnh đó đánh giá được khách quan các năng lực mà học sinh (HS) hình thành được. Nội dung bài báo này công bố kết quả khảo sát, điều tra về thực trạng KTĐG theo năng lực trong dạy học ở trường phổ thông của hơn 160 GV hiện giảng dạy nhiều môn học khác nhau ở 30 trường Trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; cùng với đó là kết quả khảo sát ở 280 sinh viên (SV), 58 giảng viên và 19 cán bộ quản lí của Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng về thực trạng KTĐG theo năng lực đối với SV khối sư phạm. Kết quả là cơ sở để nghiên cứu các nội dung liên quan đến KTĐG năng lực trong dạy học nói chung và trong DHTH nói riêng. Từ khóa: Năng lực; tích hợp; dạy học tích hợp; kiểm tra đánh giá; phát triển năng lực học sinh. 1. Mở đầu Để có thể thay đổi một cách căn bản và toàn diện chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực cho HS từ yêu cầu của Bộ GD&ĐT [1, 3], thì việc đổi mới KTĐG đóng một vai trò cực kì quan trọng. Đổi mới KTĐG HS theo hướng tiếp cận năng lực là “công đoạn” đòi hỏi cần có sự nỗ lực, tập trung lớn nhất, cần đầu tư nhiều thời gian, trí tuệ và tiền bạc nhất [2]. Tâm lí của đại đa số HS và GV là “thi gì thì dạy - học nấy” nên KTĐG sẽ là động lực giúp thay đổi các quá trình