Định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2017 là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, theo đó dạy học tích hợp được xác định là một quan điểm xây dựng chương trình, nội dung và phương pháp dạy học. Trong các cách triển khai dạy học tích hợp, xây dựng chủ đề tích hợp là công việc cần thiết đầu tiên, cũng là công việc thể hiện rõ tính khả thi và hiệu quả. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 24-32 This paper is available online at DOI: THIẾT KẾ VÀ TRIỂN KHAI CHỦ ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP VĂN HỌC DÂN GIAN Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Trịnh Thị Lan Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2017 là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; theo đó dạy học tích hợp được xác định là một quan điểm xây dựng chương trình, nội dung và phương pháp dạy học. Trong các cách triển khai dạy học tích hợp, xây dựng chủ đề tích hợp là công việc cần thiết đầu tiên, cũng là công việc thể hiện rõ tính khả thi và hiệu quả. Chúng tôi đã thiết kế một chủ đề dạy học tích hợp Văn học dân gian ở Trung học phổ thông và triển khai bằng phương pháp dạy học theo dự án. Hiệu quả khả quan của chủ đề dạy học tích hợp này khẳng định tính đúng đắn của quan điểm tích hợp trong xây dựng và triển khai chương trình Ngữ văn cấp Trung học Từ khóa: Dạy học tích hợp, chương trình Ngữ văn, văn học dân gian. 1. Mở đầu Từ cuối thế kỉ XX, nhà nghiên cứu Xaviers Roegiers đã chỉ ra rằng: nếu nhà trường chỉ quan tâm dạy cho học sinh (HS) các khái niệm một cách rời rạc, thì nguy cơ sẽ hình thành ở HS các “suy luận theo kiểu khép kín”, sẽ hình thành những con người “mù chức năng”, nghĩa là những người lĩnh hội được kiến thức nhưng không có khả năng sử dụng các kiến thức đó hàng ngày. Từ đó ông nhấn mạnh sự cần thiết phải dạy học tích hợp trong nhà trường [6]. Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) môn Ngữ văn năm 2006 đã “lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo nội dung chương trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy” [2]. Theo đó, môn học Ngữ văn được xác lập trên cơ sở hợp nhất ba phân môn Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn trước đây. Dù việc biên soạn sách giáo khoa, các tài liệu phục vụ dạy học đã cố gắng thể .