Hội thoại là một phần tất yếu trong giao tiếp. Muốn giao tiếp thành công cần có kĩ năng thương lượng hội thoại. Học sinh THCS đang hoàn thiện về kĩ năng giao tiếp nên rất cần tiếp cận với vấn đề thương lượng hội thoại. Bài viết này đề cập đến cơ sở lí luận về thương lượng hội thoại và định hướng tích hợp rèn luyện cho HS nội dung này qua phần Đọc hiểu trong môn Ngữ văn ở THCS. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 33-42 This paper is available online at DOI: THƯƠNG LƯỢNG HỘI THOẠI – MỘT KĨ NĂNG GIAO TIẾP QUAN TRỌNG CÓ THỂ TÍCH HỢP RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH THCS QUA MÔN NGỮ VĂN Phan Thị Hồng Xuân Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Thương lượng là một yếu tố rất quan trọng trong hội thoại. Bước vào một cuộc hội thoại là bước vào cuộc thương lượng. Hội thoại là một phần tất yếu trong giao tiếp. Muốn giao tiếp thành công cần có kĩ năng thương lượng hội thoại. Học sinh THCS đang hoàn thiện về kĩ năng giao tiếp nên rất cần tiếp cận với vấn đề thương lượng hội thoại. Bài viết này đề cập đến cơ sở lí luận về thương lượng hội thoại và định hướng tích hợp rèn luyện cho HS nội dung này qua phần Đọc hiểu trong môn Ngữ văn ở THCS. Từ khóa: Hội thoại, thương lượng, kĩ năng, tích hợp, đọc hiểu. 1. Mở đầu Thương lượng là một yếu tố rất quan trọng trong hội thoại. Bước vào một cuộc hội thoại là bước vào cuộc thương lượng. Sự thành công hay thất bại của cuộc thoại phụ thuộc vào kĩ năng thương lượng hội thoại. Không thiếu những cuộc thoại bắt đầu từ những chuyện rất nhỏ nhưng kết thúc là một sự gây gổ, xung đột, để lại những hậu quả khôn lường. Tất cả chỉ là do các bên không có kĩ năng thương lượng hội thoại. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khác nhau vấn đề thương lượng hội thoại chưa được nghiên cứu nhiều. Trong các nhà Ngôn ngữ học có nhiều thành tựu nghiên cứu về Ngữ dụng học ở Việt Nam như Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Thị Kim Liên, Đỗ Việt Hùng. . . , tác giả Đỗ Hữu Châu là người quan tâm tới thương lượng nhiều hơn cả. Trong Đại cương ngôn ngữ học tập hai - Ngữ dụng học [4], tác giả đã đề cập tới đối tượng thương lượng, phương thức thương lượng. Tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong Dụng học Việt ngữ [7] đề cập tới thương lượng và mối quan hệ với sự trao đáp trong hội thoại. Tác giả Chu Thanh Tâm đã đề cập đến thương lượng hội thoại khi